Câu hỏi:
13/07/2024 1,409Kiểm tra xem trong các số -1, 0, 1, 2, số nào là nghiệm của mỗi đa thức sau:
a) 3x - 6;
b) x4 - 1;
c) 3x2 - 4x;
d) x2 + 9.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Thay x = -1 vào đa thức trên ta có: 3 . (-1) - 6 = -3 - 6 = -9.
Thay x = 0 vào đa thức trên ta có: 3 . 0 - 6 = 0 - 6 = -6.
Thay x = 1 vào đa thức trên ta có: 3 . 1 - 6 = 3 - 6 = -3.
Thay x = 2 vào đa thức trên ta có: 3 . 2 - 6 = 6 - 6 = 0.
Do đó x = 2 là nghiệm của đa thức 3x - 6.
b) Thay x = -1 vào đa thức trên ta có: (-1)4 - 1 = 1 - 1 = 0.
Thay x = 0 vào đa thức trên ta có: 04 - 1 = -1.
Thay x = 1 vào đa thức trên ta có: 14 - 1 = 0.
Thay x = 2 vào đa thức trên ta có: 24 - 1 = 16 - 1 = 15.
Do đó x = -1 và x = 1 là nghiệm của đa thức x4 - 1.
c) Thay x = -1 vào đa thức trên ta có: 3 . (-1)2 - 4 . (-1)= 3 + 4 = 7.
Thay x = 0 vào đa thức trên ta có: 3 . 02 - 4 . 0 = 0.
Thay x = 1 vào đa thức trên ta có: 3 . 12 - 4 . 1 = 3 - 4 = -1.
Thay x = 2 vào đa thức trên ta có: 3 . 22 - 4 . 2 = 12 - 8 = 4.
Do đó x = 0 là nghiệm của đa thức 3x2 - 4x.
d) Thay x = -1 vào đa thức trên ta có: (-1)2 + 9 = 10.
Thay x = 0 vào đa thức trên ta có: 02 + 9 = 9.
Thay x = 1 vào đa thức trên ta có: 12 + 9 = 10.
Thay x = 2 vào đa thức trên ta có: 22 + 9 = 13.
Vậy trong 4 số trên, không có số nào là nghiệm của đa thức x2 + 9.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính:
a) (x2 + 2x + 3) + (3x2 - 5x + 1);
b) (4x3 - 2x2 - 6) - (x3 - 7x2 + x - 5);
c) -3x2(6x2 - 8x + 1);
d) (4x2 + 2x + 1)(2x - 1);
e) (x6 - 2x4 + x2) : (-2x2);
g) (x5 - x4 - 2x3) : (x2 + x).
Câu 2:
Cho P(x) = x3 + x2 + x + 1 và Q(x) = x4 - 1. Tìm đa thức A(x) sao cho P(x).A(x) = Q(x).
Câu 3:
Cho đa thức P(x) = -9x6 + 4x + 3x5 + 5x + 9x6 - 1.
a) Thu gọn đa thức P(x).
b) Tìm bậc của đa thức P(x).
c) Tính giá trị của đa thức P(x) tại x = -1; x = 0; x = 1.
Câu 4:
Viết đa thức trong mỗi trường hợp sau:
a) Đa thức bậc nhất có hệ số của biến bằng -2 và hệ số tự do bằng 6;
b) Đa thức bậc hai có hệ số tự do bằng 4;
c) Đa thức bậc bốn có hệ số của lũy thừa bậc 3 của biến bằng 0;
d) Đa thức bậc sáu trong đó tất cả hệ số của lũy thừa bậc lẻ của biến đều bằng 0.
Câu 5:
Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó.
a) -7x + 5.
b) 2 021x2 - 2 022x + 2 023.
c) 2y3 - + 4.
d) -2tm + 8t2 + t - 1, với m là số tự nhiên lớn hơn 2.
Câu 6:
Một doanh nghiệp kinh doanh cà phê cho biết: Sau khi rang xong, khối lượng cà phê giảm 12% so với trước khi rang.
a) Tìm số thích hợp cho ở bảng sau:
b) Tìm công thức chỉ mối liên hệ giữa x và y.
c) Để có được 2 tấn cà phê sau khi rang thì doanh nghiệp đó cần sử dụng bao nhiêu tấn cà phê trước khi rang?
Câu 7:
Một công ty sau khi tăng giá 50 nghìn đồng mỗi sản phẩm so với giá ban đầu là x (nghìn đồng) với x < 60 thì có doanh thu là -5x2 + 50x + 15 000 (nghìn đồng). Tính số sản phẩm mà công ty đã bán được theo x.
về câu hỏi!