Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
2522 lượt thi 15 câu hỏi 15 phút
Câu 1:
NST là cấu trúc có ở
A. Bên ngoài tế bào
B. Trong các bào quan
C. Trong nhân tế bào
D. Trên màng tế bào
Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. Hình que
B. Hình hạt
C. Hình chữ V
D. Nhiều hình dạng
Câu 2:
Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
A. Vào kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 3:
Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:
A. Một crômatit
B. Một NST đơn
C. Một NST kép
D. Cặp crômatit
Câu 4:
Thành phần hoá học của NST bao gồm:
A. Phân tử Prôtêin
B. Phân tử ADN
C. Prôtêin và phân tử ADN
D. Axit và bazơ
Câu 5:
Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:
A. Biến đổi hình dạng
B. Tự nhân đôi
C. Trao đổi chất
D. Co, duỗi trong phân bào
Câu 6:
Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ
B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. Luôn co ngắn lại
D. Luôn luôn duỗi ra
Câu 7:
Cặp NST tương đồng là:
A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 8:
Bộ NST 2n = 48 là của loài:
A. Tinh tinh
B. Đậu Hà Lan
C. Ruồi giấm
D. Người
Câu 9:
Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:
A. Có hai cặp NST đều có Hình que
B. Có bốn cặp NST đều Hình que
C. Có ba cặp NST Hình chữ V
D. Có hai cặp NST Hình chữ V
Câu 10:
Chọn câu đúng trong số các câu sau:
1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.
3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.
4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11:
Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực
B. Hợp tử.
C. Tế bào sinh dục chín
D. Tế bào sinh dục sơ khai
Câu 12:
Câu nào sau đây không đúng?
A. Crômatit chính là NST đơn.
B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.
D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.
Câu 13:
Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh
A. Mức độ tiến hoá của loài.
B. Mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
D. Số lượng gen của mỗi loài.
Câu 14:
Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. Số lượng, hình thái NST.
C. Số lượng, cấu trúc NST.
D. Số lượng không đổi.
504 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com