Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
33589 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Năm 1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi trong chiến thắng Ấp Bắc đã góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hoá chiến tranh.
Câu 2:
Công thức của Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam là
A. quân đội tay sai, cố vấn Mĩ, vũ khí phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. quân đội tay sai, vũ khí hiện đại của Mĩ.
D. quân đội Việt Nam, phương tiện chiến tranh Mĩ.
Câu 3:
Phong trào Đồng khởi sau khi giành được thắng lợi ở Bến Tre đã nhanh chóng lan rộng tới
A. Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
C. Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Nam Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Câu 4:
Hệ quả của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (17-1-1960) là đồng khởi ở
A. Quảng Ngãi.
B. Ninh Thuận.
C. Bình Định.
D. cả ba nơi trên.
Câu 5:
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh vì
A. miền Nam ruột thịt.
B. hòa bình, thống nhất Tổ quốc.
C. cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. toàn vẹn lãnh thổ của Tố quốc.
Câu 6:
Để tiến hành Chiến tranh đặc biệt, Mĩ mở nhiều cuộc hành quân càn quét để dồn dân lập “ấp chiến lược” nhàm
A. tiêu diệt cách mạng miền Nam.
B. khống chế cách mạng miền Nam.
C. bình định miền Nam.
D. cô lập cách mạng miền Nam.
Câu 7:
Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), ta nghiêm túc thi hành các điều khoản của Hiệp định. Điều khoản nào ở thì tương lai?
A. Chuẩn bị tiến tới Tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc.
B. Ngừng bắn, tập kết chuyển quân
C. Chuyển giao khu vực.
D. Lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.
Câu 8:
Giữa tháng 5-1954, Pháp rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, những điều khoản nào của Hiệp định Gicmevơ chúng không chịu thi hành?
A. Tập kết chuyển quân.
B. Chuyển giao khu vực.
C. Phối hợp với ta cùng tổ chức hiệp thương Tổng tuyển cử.
D. vẫn để lại một số quân ở miền Nam.
Câu 9:
Sau khi đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, Mĩ chỉ đạo cho Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giomevơ, thực hiện “trưng cầu dân ý” để thành lập quốc gia mới mang tên
A. Việt Nam Lập quốc.
B. Việt Nam Quốc dân.
C. Việt Nam Cộng hòa.
D. Việt Nam thân Mĩ.
Câu 10:
Khi có Nghị quyết 15 (1-1959) của Đảng soi đường, Nghị quyết đã cho phép nhân dân miền Nam
A. dùng khởi nghĩa vũ trang để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. dùng đấu tranh chính trị để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. dùng sức mạnh của quần chúng nhân dân để đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
D. dùng bạo lực để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 11:
Khi có Nghị quyết 15 của Đảng soi đường đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa
A. quần chúng và quân đội cách mạng Việt Nam.
B. ý Đảng và lòng dân.
C. Chính phủ và nhân dân.
D. Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Câu 12:
Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng miền Nam vì
A. đã đánh bại chiến lược Chiến tranh một phía của Mĩ.
B. lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. đưa cách mạng miền Nam phát triển một bước nhảy vọt.
Câu 13:
Để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Lao động Việt Nam.
B. Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 14:
Quân dân miền Nam Việt Nam đã nổi dậy đánh bại Chiến tranh đặc biệt của Mĩ trên cả ba vùng chiến lược là
A. rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị.
B. quân sự, chính trị, ngoại giao
C. rừng núi, binh vận, quân sự.
D. rừng núi, nông thôn, đồng bằng.
Câu 15:
Kế hoạch Staley-Taylo của Mĩ áp dụng ở Việt Nam trong Chiến tranh đặc biệt bị phá sản bởi sự kiện
A. chiến thắng Bình Giã (1964).
B. chiến thắng Ấp Bắc (1963) và cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (11-1963).
C. chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) và Đồng Xoài (Biên Hòa).
D. chiến thắng Vạn Tường và chiến thắng Bình Giã.
Câu 16:
Quân dân miền Nam chiến đấu chống Chiến tranh đặc biệt của Mĩ trên các mặt trận nào?
A. chống phá bình định và quân sự.
B. chống phá bình định, chính trị và quân sự.
C. chính trị, quân sự và ngoại giao.
D. quân sự và ngoại giao.
Câu 17:
Ba thứ quân trong Chiến tranh cục bộ mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là
A. quân Âu - Phi, quân ngụy và quân Mĩ.
B. quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân ngụy.
C. quân Mĩ, quân đội Thái Lan, quân ngụy.
D. quân ngụy, quân Hàn Quốc và quân Mĩ.
Câu 18:
Hành động đầu tiên của Mĩ khi tiến hành Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam là
A. mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. mở ngay hai cuộc phản công chiến lược mùa khô.
C. tăng cường bắt lính để bổ sung cho lực lượng ngụy.
D. thực hiện ngay các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
Câu 19:
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã mở đầu cho phong trào ở miền Nam Việt Nam là
A. Dũng sĩ diệt Mĩ.
B. thi đua Vạn Tường, diệt Mĩ xâm lược
C. “Tìm Mĩ mà đánh lùng ngụy mà diệt”.
D. “Tìm ngụy mà đánh lùng Mĩ mà diệt”.
Câu 20:
Thất bại trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam?
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Câu 21:
Ý nghĩa lớn nhất trong việc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là
A. thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
B. làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
C. bảo vệ miền Bắc.
D. đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, miền Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ của hậu phương lớn.
Câu 22:
Thủ đoạn trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là
A. tăng số lượng ngụy quân.
B. rút dần quân Mĩ về nước.
C. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia.
D. cô lập cách mạng Việt Nam.
Câu 23:
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là
A. rút dần quân Mĩ về nước.
B. tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
C. đề cao học thuyết Ních-Xơn.
D. “dùng người Việt đánh người Việt”.
Câu 24:
Ngày 24, 25 tháng 4 năm 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích
A. bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ.
B. vạch trần âm mưu “Đông Dương hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 25:
Mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Trị.
Câu 26:
Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là
A. đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
B. đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
C. đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mĩ.
D. buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 27:
Mĩ thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hoá chiến tranh” bởi sự kiện
A. thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong ba năm 1969, 1970,1971.
B. sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari.
D. thắng lợi của nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần I, tiếp tục chi viện không ngừng cho miền Nam.
Câu 28:
Cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mĩ trong 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc diễn ra vào thời gian
A. từ ngày 12-8-1972 đến ngày 29-12-1972.
B. từ ngày 18-12-1972 đến ngày 20-12-1972.
C. từ ngày 20-12-1972 đến ngày 20-12-1972.
D. từ ngày 18 -12-1972 đến ngày 29-12-1972.
Câu 29:
Trong thời gian chống “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) nhiệm vụ nặng nề nhất của miền Bắc là
A. làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.
B. làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
C. vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng hậu phương, bảo đảm cho cuộc chiến đấu tại chỗ và chi viện cho chiến trường.
D. phải khắc phục kịp thời, tại chỗ hậu quả của những cuộc chiến tranh ác liệt, tiếp nhận sự viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, Lào, Campuchia.
Câu 30:
Đời Tổng thống nào của Mĩ đã thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam từ năm 1965 - 1968?
A. Níchxơn.
B. Kennơđi.
C. Aixenhao.
D. Giônxơn.
Câu 31:
Chiến lược chiến tranh của Mĩ áp dụng ở Việt Nam có quy mô lan rộng hai miền Nam - Bắc là gì?
A. Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh
C. Chiến tranh một phía và chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh một phía và Việt Nam hoá chiến tranh.
Câu 32:
Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là
A. sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D. tất cả các điểm trên.
Câu 33:
Đến cuối năm 1967, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trực ở đâu?
A. Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong thế giới thứ ba.
B. Các nước châu Á và châu Âu.
C. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước thế giới thứ ba.
D. Một số nước xã hội chủ nghĩa và hầu hết các nước thế giới thứ ba.
Câu 34:
Cuộc Tổng tiến và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam?
A. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai.
B. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ nhất
C. Thắng lợi thứ tư và là bước nhảy vọt thứ hai.
D. Thắng lợi thứ năm và là bước nhảy vọt thứ hai.
Câu 35:
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là
A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hoá chiến tranh xâm lược.
B. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
D. đây là đòn đánh bất ngờ, làm cho Mĩ không dám đưa quân Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam.
Câu 36:
Âm mưu cơ bản nhất của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc là
A. “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâycu.
B. phá hoại hậu phương lớn của ta (phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc).
C. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc?
D. uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.
Câu 37:
Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nói trong thời gian nào?
A. Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964).
B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965).
C. Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ (17-7-1966).
D. Kì họp thứ hai Quốc hội khoá III (4-1965).
Câu 38:
Quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ được thể hiện qua khẩu hiệu
A. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
B. “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”.
C. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
D. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”.
Câu 39:
Lí do khách quan buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần nhất là
A. bị thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
B. bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. bị thiệt hại nặng nề ở hai miền Nam - Bắc cuối năm 1968.
D. bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
Câu 40:
Tác dụng của thắng lợi trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với nhân dân ta là
A. khẳng định quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
B. buộc Mĩ phải rút quân Mĩ và quân chư hầu của Mĩ về nước
C. buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Pari.
D. buộc Mĩ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pari.
3 Đánh giá
67%
33%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com