Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
33592 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Tiền thân của Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập vào tháng 3-1938 là
A. Mặt trận phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Đồng minh.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 2:
Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 chủ trương đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi
A. độc lập dân tộc.
B. ruộng đất dân cày.
C. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D. dân nguyện.
Câu 3:
Một trong các yếu tố khách quan dẫn đến phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là
A. Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập.
B. thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.
C. chế độ thống trị hà khác của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa.
D. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đồng Dương họp ở Ma Cao (Trung Quốc).
Câu 4:
Một số tù chính trị của cách mạng Việt Nam bị bắt, tù đày trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đến năm 1936 - 1939 được ân xá nhờ đâu?
A. Phong trào đấu tranh của quần chúng.
B. Chính sách ân xá tù chính trị của Mặt trận nhân Pháp
C. Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản.
D. Chủ trương của Quốc tế Cộng sản.
Câu 5:
Một trong những chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 là
A. đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu.
B. đưa nhiệm vụ chống phong kiến lên hàng đầu.
C. đưa nhiệm vụ dân chủ lên cao hơn một bước.
D. đưa phong trào đấu tranh chống Pháp lên cao hơn một bước.
Câu 6:
Trong phong trào dân chủ (1936 - 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương nêu chủ trương gì?
A. Đòi cho được độc lập, tự do.
B. Đòi quyền dân chủ trước mắt cho quần chúng nhân dân.
C. Đòi cơm áo, hòa bình.
D. Đòi thủ tiêu chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam.
Câu 7:
Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam là
A. sử dụng đụng đấu tranh hợp pháp.
B. sử dụng đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
C. tập hợp được lực lượng chính trị của quần chúng hàng triệu người.
D. buộc thực dân Pháp nhượng bộ quyền dân sinh, dân chủ.
Câu 8:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị được gì cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. tập hợp được lực lượng công - nông.
B. tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo quần chúng
C. tập dượt cho quần chúng đấu tranh vũ trang.
D. tập dượt cho quần chúng khởi nghĩa.
Câu 9:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là phong trào đấu tranh
A. vũ trang kết hợp với chính trị.
B. kết họp đấu tranh vũ trang với đấu tranh hòa bình
C. đấu tranh chính trị thuần túy.
D. đấu tranh nghị trường thuần túy.
Câu 10:
Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 7-1936, khi có sự tác động của
A. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
B. Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp.
C. chính sách thống trị hà khác của thực dân Pháp ở Việt Nam.
D. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
Câu 11:
Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam trong thời kì 1936 -1939 là
A. mâu thuẫn giai cấp.
B. mâu thuẫn dân tộc.
C. mâu thuẫn dân chủ.
D. mâu thuẫn dân sinh.
Câu 12:
Chủ trương nào dưới đây không có trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936)?
A. Nêu nhiệm vụ chiến lược cua cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và chống phong kiến.
B. Nêu phương pháp của cách mạng Việt Nam là kết họp đấu tranh công khai, hợp pháp và bí mật.
C. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 13:
Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến phong trào dân chủ 1936- 1939 ở Việt Nam là
A. chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh bùng nổ.
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Ma Cao (Trung Quốc)
C. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp.
D. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
Câu 14:
Một trong những lí do giải thích rằng, phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam là một phong trào có tính chất dân tộc?
A. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp.
B. Phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự do.
C. Phong trào thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc.
D. Phong trào lôi kéo được công nhân và nông dân tham gia.
Câu 15:
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp ở Liên Xô khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ.
D. Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa được thành lập.
Câu 16:
Những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là gì?
A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
B. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ - Tĩnh.
C. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936.
D. Câu A và C đúng.
Câu 17:
Một số tù chính trị của cách mạng Việt Nam được ân xá và tiếp tục hoạt động trở lại nhờ
A. chủ trương của Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. chủ trương của Mặt trận nhân dân Pháp.
C. chủ trương của Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Đông Dương.
Câu 18:
Trong những năm 1937 - 1938, Đảng Cộng sản Đông Dương lợi dụng khả năng hợp pháp đưa người của Đảng và của Mặt trận vào Hội đồng Quản hạt ở Nam Kì và Viện Dân biểu ở Bắc - Trung Kì nhằm mục đích
A. vận động bọn tay sai của thực dân Pháp đứng về phía cách mạng để đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
B. mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước, gây cơ sở cách mạng trong toàn quốc.
C. nắm bắt tình hình để đối phó với kẻ thù trong bất cứ tình huống nào đồng thời chuẩn bị tiến đến thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. tất cả cùng sai.
Câu 19:
Đối tượng trước mắt của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 là
A. bọn đế quốc xâm lược.
B. địa chủ phong kiến.
C. đế quốc và phong kiến.
D. một bộ phận phản động thuộc địa và tay sai.
Câu 20:
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tập họp những lực lượng
A. công nhân và nông dân.
B. cả dân tộc Việt Nam.
C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.
D. mọi lực lượng nhân dân.
Câu 21:
Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là hình thức đấu tranh của phong trào nào?
A. Phong trào Đông Dương Đại hội.
B. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
C. Phong trào "đón rước Gôđa" đoàn phái viên của Chính phủ Pháp.
D. Phong trào "đón rước Gôđa" đoàn phái viên của Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới xứ Đông Dương.
Câu 22:
Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam thể hiện được yếu tố cơ bản là
A. vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. sức mạnh của công nhân và nông dân.
C. lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo.
D. khả năng đấu tranh hợp pháp rất hiệu quả.
Câu 23:
Lực lượng tham gia đấu tranh trong phong trào cách mạng 1936 - 1939 là
B. công nhân, nông dân và trí thức.
C. đông đảo quần chúng nhân dân.
D. toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 24:
Hạn chế về lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10-1930. Hạn chế đó được sửa sai trong thời kì 1936 - 1939 bằng cách nào?
A. Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương
C. Vận động quần chúng đấu tranh.
D. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 25:
Trong quá trình thực hiện cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất là
A. thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. phong trào Đông Dương Đại hội và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
C. thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và phong trào Đông Dương Đại hội.
D. thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt Minh.
Câu 26:
Đảng phái nào dưới đây được Nhật thiết lập ở Đông Dương để làm tay sai cho chúng?
A. Việt quốc, Việt cách.
B. Đại Việt, Phục Quốc,
C. Việt Nam Quốc xã đảng.
D. Đảng Đại Việt quốc gia.
Câu 27:
Nhật xâm lược Đông Dương nhằm thực hiện âm mưu
A. biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
B. để độc quyền chiếm Đông Dương.
C. biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
D. để làm bàn đạp tấn công nước khác.
Câu 28:
Thái độ của Pháp đối với Nhật khi Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương là
A. mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.
B. thỏa hiệp với Nhật, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương
C. phối hợp với nhân dân Đông Dương để chống Nhật.
D. dựa vào phe Đồng minh chống Nhật.
Câu 29:
Nguyên nhân trực tiếp làm hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc bị chết trong nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 là
A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.
B. tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.
C. Nhật thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét lương thực của nhân dân ta cung cấp cho Nhật.
Câu 30:
Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là
A. phá hoại nền nông nghiệp của ta.
B. phát triển trồng cây công nghiệp.
C. lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
D. phát triển công nghiệp.
Câu 31:
Đến tháng 11-1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là
A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
C. Mặt trận phản đế, phản phong.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 32:
Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn
A. kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
C. mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
D. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Câu 33:
Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào thời điểm phát xít Đức đang chuẩn bị tấn công
A. Liên Xô.
B. các nước Đông Âu.
C. các nước ở châu Á.
D. các nước Tây Âu.
Câu 34:
Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5-1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Đồng minh
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Duơng.
Câu 35:
Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đó là nội dung của
A. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.
B. “Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941).
D. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14-8-1945).
Câu 36:
Đội Việt Nam Giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của của các tổ chức
A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Đội du kích Bắc Sơn.
B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.
C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Đội du kích Ba Tơ.
D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.
Câu 37:
Chiến công oanh liệt ở hai trận Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), đó là chiến công của
A. Đội Cứu quốc quân.
B. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
C. Đội du kích Thái Nguyên.
D. Đội du kích Bắc Sơn.
Câu 38:
Đầu năm 1945, quân đội Pháp ráo riết chuẩn bị hoạt động, chờ thời cơ phản công Nhật vì
A. phát xít Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương bị Đồng minh giáng cho một đòn nặng nề.
B. Pháp thấy không thể hòa hoãn với Nhật được nữa phải hành động
C. Nhật tiếp tục buộc Pháp nhượng bộ ở Đông Dương.
D. quân Nhật liên tiếp bị nhân dân ta đánh bại.
Câu 39:
Theo Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu
A. "Đánh đuổi Pháp - Nhật".
B. "Đánh đuổi phát xít Nhật".
C. "Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật".
D. "Đánh đuổi thực dân Pháp".
Câu 40:
Năm 1945, các tỉnh nào ở Việt Nam trở thành Khu giải phóng Việt Bắc
A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ.
B. Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
C. Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái.
D. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
3 Đánh giá
67%
33%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com