(Ngữ liệu ngoài sgk) Cánh đồng buổi chiều
9 người thi tuần này 4.6 9 lượt thi 7 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
CÁNH ĐỒNG BUỔI CHIỀU
(Nguyễn Khoa Điềm)
Có một nhà thơ đi mãi vào cánh đồng buổi chiều
Lởm chởm gốc rạ sau mùa cấy gặt
Mùi thơm lúa khoai thân thuộc
Nói gì, hở tiếng reo cỏ may
Mùa thu vừa trở lại?
Nhà thơ cúi xuống tìm hạt mồ hôi bỏ quên
Trên mặt đất
Bao người đã mất, đang còn
Sống âm thầm sau rặng tre khuất lấp
Không một dấu vết
Những mặt ruộng nứt nẻ.
Chúng ta vẫn bưng bát cơm trắng mỗi ngày
Thật đơn giản, hiển nhiên, như hơi thở
Không còn nhớ có bao giọt mồ hôi trên mặt ruộng
Bao nhiêu bùn, bao nhiêu khổ đau
Khi mồ hôi trở nên quá rẻ
Kẻ ranh ma trở nên quá giàu
Đã lâu nhà thơ lại về với cánh đồng làng
Hít sâu hương thơm no ấm
Nhận ra trong mỗi khuôn mặt đen sạm
Những tháng ngày bỏ quên
Bằng bước chân chậm rãi
Nhà thơ lặng lẽ nối gót người nông dân đi mãi
Mặc cho ngôi sao hôm xa ngái dẫn đường
Thăm thẳm ngõ quê rơm rạ
Trái tim lăn tròn êm ả…
Ngày 5-9-2006
(Báo Nhân dân ngày 28/11/2007, https://nhandan.vn)
Lời giải
- Thể thơ tự do
- Các chữ trong các dòng thơ không đều nhau.
Lời giải
Hình ảnh cánh đồng được khắc họa qua các hình ảnh:
- Gốc rạ lởm chởm.
- Mùi thơm lúa khoai.
- Cỏ may.
Lời giải
- Điệp ngữ: bao nhiêu…
- Tác dụng:
+ Biện pháp điệp ngữ tạo nhịp điệu cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh để làm nên một bát cơm thơm ngon người nông dân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng đôi khi chúng ta là những người hưởng thụ lại quên mất đi những điều đó.
+ Qua đó thể hiện sự biết ơn của tác giả với những người nông dân. Từ đó cũng là lời nhắc nhở đến mỗi chúng ta: khi hưởng thủ bất cứ thành quả gì cũng cần trân trọng, ghi nhớ và biết ơn những người đã tạo ra nó.
Lời giải
- Hình ảnh “mồ hôi” lặp lại ba lần trong bài thơ. Đây là một tín hiệu nghệ thuật giàu giá trị biểu đạt:
+ Mồ hôi là biểu tượng của sự lao động vất vả, những khó khăn, cực nhọc mà biết bao người đã phải trải qua. Nhà thơ nâng niu, trân trọng, cúi mình tìm để hiểu hơn những giá trị mà họ đem lại.
+ Những giọt mồ hôi còn chứa đựng biết bao khổ đau mới tạo nên thành quả tốt đẹp nhưng chúng ta lại tận hưởng một cách tự nhiên mà quên mất đi những người đã tạo ra nó.
+ Nhưng những giọt mồ hôi ấy không phải lúc nào cũng được trân trọng, mà đôi khi lại bị coi thường, khinh rẻ.
=> Với hình ảnh “mồ hôi” tác giả vừa thể hiện sự trân trọng biết ơn với công sức mà các thế hệ đi trước đã tạo ra. Nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh đến thế hệ sau – những người thụ hưởng, cần phải biết ơn, trân quý những thành quả lao động.
Lời giải
HS đưa ra quan điểm cá nhân phù hợp với chuẩn mực.
Gợi ý:
- Không thể lãng quên công lao của người lao động.
- Phải trân trọng những giá trị giản dị nhưng thiết yếu.
- Luôn ghi nhớ, biết ơn cội nguồn, quê hương, những người đã hy sinh thầm lặng.
- …
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.