(Ngữ liệu ngoài sgk) Củi lửa
7 người thi tuần này 4.6 7 lượt thi 8 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
CỦI LỬA
(Dương Kiều Minh)
Đời con dần thưa màu khói
Mẹ già nua như những buổi chiều
Lăng lắc tuổi xuân
Lăng lắc niềm thôn dã
Bếp lửa ngày đông...
Mơ được về bên mẹ
Ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa
Bậc thềm dàn dụa trăng mỗi tối
Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi
Mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ
Con về yêu mái rạ cuộc đời
Một sớm vắng
Ùa lên khói bếp
Về đây củi lửa ngày xưa
(Củi lửa - Dương Kiều Minh, NXB Tác phẩm mới, 1989)
Lời giải
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Dấu hiện nhận biết:
+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.
+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.
+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.
+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.
Lời giải
Bài thơ thể hiện nỗi niềm xa vắng, nhớ nhung về ký ức tuổi thơ và giấc mơ được về với mẹ, với quê hương. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện cái nhìn suy tư, trăn trở, khắc khoải của nhà thơ về sự thay đổi, xa cách giữa con người với quê hương trong cuộc sống hiện đại.
Lời giải
Mùi khói bếp, bếp lửa, ao xưa, mảnh vườn nhỏ, bậc thềm giàn giụa trăng, gò đồi chiều hoàng hôn, mùi lá bạch đàn, mái rạ, củi lửa.
Lời giải
- Một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: “Đời con thưa dần mùi khói... bếp lửa ngày đông...” là:
+ So sánh: “Mẹ - già nua - như - những buổi chiều.”
+ Điệp từ: “Lăng lắc”
(Chấp nhận đáp án:
Điệp cấu trúc/Điệp cú pháp: “Lăng lắc... Lăng lắc... ”
Lặp cấu trúc “Lăng lắc + X”
Lặp cấu trúc “Lăng lắc + danh từ")
- Tác dụng:
+ So sánh: Giúp gợi hình, gợi cảm, tăng tính sinh động; thể hiện rõ tuổi tác già yếu của mẹ, qua đó tác giả thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với mẹ của mình.
+ Điệp từ: tạo nhịp điệu, tăng tính biểu cảm, tăng tính hình tượng cho lời thơ; nhấn mạnh về sự xa dần của kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, về chốn thôn quê bình dị một thời nay chỉ còn trong quá khứ.
Lời giải
Ý nghĩa nhan đề “Củi lửa”:
- Củi lửa là hình ảnh quen thuộc trong các gia đình ở làng quê Việt Nam, phục vụ cho những sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nhan đề đã hé lộ nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm; tạo sự tò mò cho độc giả.
- Trong bài thơ, hình ảnh “củi lửa” xuất hiện dưới nhiều dạng thức (mùi khói, bếp lửa, khói bếp, củi lửa) và xuyên suốt toàn bộ bài thơ. Hình ảnh gợi ra sự sum họp, đoàn tụ của cả gia đình, gọi về những ký ức êm đẹp của tuổi thơ. Đây cũng là hình ảnh gắn liền với sự tần tảo của mẹ, gợi niềm thương nỗi nhớ về mẹ và quê hương.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.