Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
16.1 K lượt thi 27 câu hỏi 10 phút
Câu 1:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.
D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật.
Câu 2:
Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai?
A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga.
B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu.
C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu.
D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga.
Câu 3:
Quỹ đạo chuyển động của một vật là
A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.
B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian.
C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian.
D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian.
Câu 4:
Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:
A. Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất
B. Mặt Trời đứng yên so với Trái Đất
C. Mặt Trời và Trải Đất đều đứng yên
D. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động
Câu 5:
Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động
A. thẳng
B. tròn
C. con
D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng và chuyển động tròn.
Câu 6:
Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa:
A. cũng rơi theo đường thẳng đứng.
B. rơi theo đường chéo về phía trước.
C. rơi theo đường chéo về phía sau.
D. rơi theo đường cong.
Câu 7:
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.
B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.
D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Câu 8:
Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
A. Sự rơi của chiếc lá.
B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.
C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Câu 9:
Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C
A. đứng yên.
B. chạy lùi ra sau.
C. tiến về phía trước.
D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau.
Câu 10:
Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?
A. Người phụ lái đứng yên
B. Ô tô đứng yên
C. Cột đèn bên đường đứng yên
D. Mặt đường đứng yên
Câu 11:
Một hành khách đang ngồi trên xe bus đi từ Hà Nam lên Hà Nội, hành khách này chuyển động so với:
I/ Tài xế
II/ Một hành khách khác
III/ Một người đi xe đạp trên đường
IV/ Cột mốc
A. III
B. II, III và IV
C. Cả I, II, III và IV
D. III và IV
Câu 12:
Một tàu hoả đang di chuyển từ Bắc vô Nam, người lái tàu chuyển động so với:
I/ Hành khách trên xe.
II/ Đầu tàu
Câu 13:
Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với ..(1).. nhưng lại đứng yên so với ..(2)..
A. Chim con/con mồi
B. Con mồi/chim con
C. Chim con/ tổ
D. Tổ/chim con
Câu 14:
Hai bạn A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều. Đến giữa đường gặp bạn C đang ngồi sửa xe đạp đang bị tuột xích. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. A chuyển động so với B
B. A đứng yên so với B
C. A đứng yên so với C
D. B đứng yên so với C
Câu 15:
Hai người A và B đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động trên đường và người thứ ba C đứng yên bên đường. Trường hợp nào sau đây đúng?
A. So với người C, người A đang chuyển động.
B. So với người C, người B đang đứng yên.
C. So với người B, người A đang chuyển động.
D. So với người A, người C đang đứng yên.
Câu 16:
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai.
A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với trục kim đồng hồ
B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.
C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.
D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
Câu 17:
Trong các chuyển động nêu dưới đây, chuyển động nào là chuyển động thẳng? Hãy chọn câu đúng
A. Cánh quạt quay
B. Chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống
C. Ném một mẩu phấn ra xa
D. Thả một vật nặng rơi từ trên cao xuống
Câu 18:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây cối ở bên đường
B. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền
C. Tàu hỏa rời ga đang chuyển động trên đường sắt vật mốc là nhà ga
D. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật mốc là mặt đất
Câu 19:
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai?
A. Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường
B. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn
C. Ô tô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe
D. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên
Câu 20:
Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.
A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
B. Bánh xe khi xe đang chuyển động
C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống
D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.
Câu 21:
Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai?
A. Hành khách đứng yên so với người lái xe.
B. Người soát vé đứng yên so với hành khách.
C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường.
D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.
Câu 22:
Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi ga. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. So với nhà ga thì hành khách chuyển động
B. So với toa tàu thì hành khách đứng yên
C. So với người soát vé đang đi trên tàu thì hành khách chuyển động
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
Câu 23:
Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe
D. Ô tô chuyển động so với cây cối bên đường
Câu 24:
Một ô tô chở khách chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?
A. Ô tô đứng yên so với hành khách trên xe
B. Ô tô chuyển động so với mặt đường
C. Hành khách đứng yên so với ô tô
D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe
Câu 25:
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có quỹ đạo là đường cong. Hãy chọn câu đúng.
A. Chuyển động của vật nặng được ném theo phương nằm ngang
B. Chuyển động của hòn sỏi rơi từ độ cao h so với mặt đất
C. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 26:
Một người đi xe đạp trên một đường thẳng. Trong các bộ phận sau đây hãy cho biết bộ phận nào của xe đạp chuyển động tròn và chuyển động tròn ấy so với mốc nào?
A. Van xe đạp với vật mốc là trục của bánh xe.
B. Khung xe đạp với mặt đường
C. Bàn đạp với vật mốc là mặt đường.
D. Khung xe đạp với vật mốc là mặt đường.
Câu 27:
Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. chuyển động tròn
B. chuyển động thẳng
C. chuyển động cong
D. là chuyển động phức tạp trong đó có sự kết hợp của chuyển động thẳng và chuyển động cong
11 Đánh giá
91%
9%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com