Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
27608 lượt thi 30 câu hỏi 25 phút
Câu 1:
Từ vĩ Tuyến 160 Bắc trở vào Nam, hoạt động du lịch biển diễn ra hầu như quanh năm là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có nhiều bãi biển đẹp, người dân có mức sống cao, thích du lịch biển.
B. Có nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng.
C. Khí hậu mang tính chất cận Xích đạo, nóng quanh năm.
D. Có ít sông lớn đổ ra biển, ít chịu ảnh hưởng của Bão.
Tuần lễ Cấp cao Apec 2017 (06 - 11/11/2017) diễn ra tại thành phố nào của Việt Nam?
A. Nha Trang.
B. Đà Nẵng.
C. Thủ đô Hà Nội
D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Biện pháp nào không thể hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu?
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng
B. Nghiên cứu, phát triển các kĩ thuật công nghệ cao
C. Tiếp tục sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu truyền thống
D. Nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới
Câu 3:
Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở
A. tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
B. số hộ đói nghèo giảm nhanh; trình độ dân trí được nâng cao.
C. hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
D. việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%?
A. Bình Phước, Cà Mau, Quảng Bình.
B. Gia Lai, Sơn La, Lào Cai.
C. Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
D. Đắc Lắk, Lâm Đồng, Bình Định
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây là tỉnh có tỉ lệ diện
tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50%?
A. Bắc Giang
B. An Giang
C. Nghệ An
D. Đắk Lắk
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ?
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Kiên Giang.
D. Bà Rịa -Vũng Tàu.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết quốc gia nào sau đây có cơ cấu khách du lịch giảm từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Đài Loan.
B. Hoa Kì.
C. Hàn Quốc.
D. Nhật Bản.
Câu 8:
Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì
A. tháng XI đến tháng I năm sau
B. tháng VI đến tháng X năm sau.
C. tháng II đến tháng IV.
D. tháng V đến thắng VII.
Câu 9:
Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng nào sau đây của nước ta?
A. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Bộ và Nam Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 10:
Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nao sau đây có ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế ?
A. Hà Nội
B. Biên Hoà
C. Nha Trang
D. Hải Phòng
Câu 11:
Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc là do
A. nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước bè bạn trên thế giới
B. trong thời gian tiến hành Đổi mới nước ta ít gặp phải các thiên tai.
C. nước ta có nhiều tiền đề kinh tế quan trọng từ các giai đoạn trước
D. các nguồn lực trong và ngoài nước được phát huy một cách cao độ.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không phải là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối Đổi
mới của nước ta năm 1986?
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
B. Lạm phát luôn đạt ở mức 3 con số.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 13:
Chè và cao su có sự phân bố khác nhau do nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Địa hình.
B. Đất đai.
C. Khí hậu.
D. Nguồn nước
Câu 14:
Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch?
A. Nhằm thích nghi với tình hình mới của đất nước,quốc tế
B. Để hình thành các trung tâm và vùng công nghiệp lớn
C. Thu hút các nguồn lực bên ngoài
D. Để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
Câu 15:
GDP/người thể hiện mối quan hệ giữa
A. Sự phát triển kinh tế và số dân
B. Đầu tư nước ngoài với số dân
C. Sự phát triển công nghiệp và số dân
D. Sự phát triển công nghiệp,nông nghiệp và số dân
Câu 16:
Năm 2015,diện tích gieo trồng lúa của nước ta là 7834,9 nghìn ha, sản lượng là 42215,6 nghìn tấn. Năng suất lúa năm 2015 là
A. 5,39 nghìn tấn/ha
B. 5390 kg/ha
C. 5,39 tạ/ha
D. 53,9 tạ/nghìn ha
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?
A. Tỉ trọng rất nhỏ trong toàn ngành công nghiệp.
B. Quy mô giá trị sản xuất các trung tâm đều lớn.
C. Các ngành chế biến chính tương đối đa dạng.
D. Tập trung dày đặc nhất ở ven biển miền Trung.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?
A. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
C. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Câu 19:
Ý nào sau đây không phải là lợi ích của sự phân hóa mùa vụ ở nước ta?
A. Cho phép sản xuất các sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
B. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn với điều kiện sinh thái các vùng nông nghiệp.
C. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả.
D. Việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước
B. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm.
D. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.
Câu 21:
Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do
A. Kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí không thuận lợi.
B. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng.
C. Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
D. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi nói về ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta?
A. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đa dạng hơn Hà Nội.
B. Chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.
C. Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn trở lên đều thuộc các đồng bằng châu thổ
D. Giá trị sản xuất nhanh từ năm 2000 đến năm 2007.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết giá trị sản xuất cây công nghiệp năm 2007 là
A. 21805,9 tỉ đồng
B. 25963 tỉ đồng
C. 25571,8 tỉ đồng
D. 29536 tỉ đồng
Câu 24:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 biết
diện tích lãnh thổ nước ta là 331.212 km2.
A. 38,4%.
B. 38,5%.
C. 3,8%.
D. 3,7%.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với
A. Công nghiệp chế biến lương thực phân bố rộng rãi.
B. Hải Phòng, Biên Hòa là các trung tâm quy mô lớn
C. Có các trung tâm với quy mô rất lớn, lớn, vừa, nhỏ.
D. Đà Nẵng và Vũng Tàu có cơ cấu ngành giống nhau
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?
A. Nuôi trồng của Nam Định nhỏ hơn Quảng Bình
B. Khai thác của Thanh Hóa lớn hơn Ninh Bình.
C. Nuôi trồng của Nghệ An nhỏ hơn Hà Tĩnh.
D. Khai thác của Quảng Ninh nhỏ hơn Quảng Trị.
Câu 27:
Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là
A. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
B. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Câu 28:
Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Nâng cao trình độ của nguồn lao động.
B. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.
C. Tăng cường liên doanh với nước ngoài.
D. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.
Câu 29:
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com