Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 3
301 người thi tuần này 4.6 15.9 K lượt thi 6 câu hỏi 90 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
BIỂN, NÚI, EM VÀ SÓNG
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thùy dương nói hộ tiếng thầm thì
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Anh như núi đứng nghìn năm chung thủy
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy...
Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá - sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu.
(Biển, núi, em và sóng, Đỗ Trung Quân, http://tapchisonghuong.com.vn, ngày 30/01/2013)
Lời giải
Đề tài: tình yêu.
Lời giải
Nhân vật trữ tình: anh.
Lời giải
Bài thơ mở đầu bằng lời cảm ơn những con đường ven biển và kết thúc cũng bằng lời cám ơn em. Bởi những con đường ven biển vừa là nhân chứng của tình yêu, vừa góp phần điểm tô cho tình yêu thêm ý nghĩa. Cám ơn em bởi dù có sóng gió bất chợt, thì cuối cùng, em vẫn dịu dàng bên anh, anh cảm nhận được tình em rộng lớn và sâu sắc như tình biển Có thể nói, đây là một sự nhất quán, đem lại cho người đọc những dư vị tuyệt vời về một tình yêu thủy chung, trọn vẹn.
Lời giải
Tình cảm của tác giả:
- Tấm lòng trân quý, biết ơn đối với cảnh vật, thiên nhiên tuyệt đẹp, người mình vẫn luôn yêu hết mực chờ đợi, thuỷ chung, son sắt.
- Tình yêu chất chứa sâu thẳm trong lòng tác giả tuy nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế và sâu sắc.
Câu 5
Nêu tác dụng phép tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Nêu tác dụng phép tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Lời giải
- Phép so sánh: anh như núi, em là sóng
- Tác dụng:
+ Tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ
+ Khẳng định một tình yêu cao cả, thuỷ chung, bền chặt bất chấp vật cản, bất chấp thời gian.
Câu 6
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.
Lời giải
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên hiện nay.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Tận hiến: cố gắng lao động, làm việc, cống hiến hết mình, tạo ra của cải vật chất để giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
+ Tận hưởng: hưởng thụ thành quả lao động, những giá trị tốt đẹp của mình tạo ra.
- Bàn luận:
+ Ý nghĩa của tận hiến – tận hưởng:
++ Tận hiến: giúp cá nhân phát triển về trí tuệ, kĩ năng, phát huy giá trị và năng lực của bản thân; giúp tập thể phát triển, xã hội văn minh tiến bộ.
++ Tận hưởng: giúp bản thân có thêm nhiều trải nghiệm đẹp, giải tỏa căng thẳng, áp lực cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
++ Tận hiến và tận hưởng đều vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng ta cần sống hết mình, lao động và làm việc để tạo ra thành tựu cho bản thân và góp phần phát triển đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần dành thời gian cho bản thân để rèn luyện sức khỏe, tận hưởng vẻ đẹp muôn màu để thấy cuộc sống này thật đáng sống.
+ Biểu hiện: qua những dẫn chứng cụ thể từ thực tế hoặc qua chính trải nghiệm của bản thân.
+ Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều:
++ Một số người sống chưa nỗ lực hết mình để cống hiến cho xã hội, xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
++ Lại có nhiều người mải mê vùi mình trong công việc mà không biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống hay chỉ muốn hưởng thụ, sung sướng, không muốn lao động, cống hiến…
- Phương hướng hành động.
- Bài học bản thân.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: quan điểm: vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên hiện nay.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
3170 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%