Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4

1222 người thi tuần này 4.6 15.6 K lượt thi 6 câu hỏi 90 phút

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

THÁNG NĂM CỦA BÀ

Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại

Trời thì xanh như không thể biếc hơn

Cháu đội nón đôi chân trần trên đất

Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn

 

Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi

Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu

Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu

Lưng bà còng bông lúa trĩu như nhau

 

Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu

Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước.

Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được

Như hạt thóc nảy mầm trổ bông

 

Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không

Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất

Cháu mong lắm được trở về đi gặt

Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau

                  (Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết, NXB Hội nhà văn, 2003, tr. 87, 88)

Câu 1

Xác định thể thơ của văn bản.

Lời giải

Thể thơ: tự do.

Câu 2

Liệt kê những hình ảnh miêu tả sự vất vả của bà.

Lời giải

Những hình ảnh miêu tả sự vất vả của bà: bàn chân bà tửa máu, mồ hôi xuống như mưa, lưng bà còng.

Câu 3

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:

Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được

Như hạt thóc nảy mầm trổ bông

Lời giải

 Biện pháp tư từ so sánh: Nỗi vất vả ấy như hạt thóc nảy mầm trổ bông

- Tác dụng:

+ Tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm.

+ Làm rõ nỗi vất vả, khổ cực của bà trong cuộc sống

+ Từ đó tác giả bộc lộ niềm thương cảm cũng như thái độ trận trọng, biết ơn dành cho người bà đáng kính của mình.

Câu 4

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải

Cảm hứng chủ đạo: nỗi xót xa và lòng biết ơn của người cháu đối với những vất vả, nhọc nhằn cùng sự hi sinh thầm của bà.

Câu 5

Từ bài thơ Tháng năm của bà, anh/chị hãy lí giải vì sao hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của con người.

Lời giải

HS trình bày cảm nhận của mình chân thực, hợp lí, thuyết phục.

- Bài thơ là nỗi nhớ về một thời tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn bên bà ngoại cùng ước mong được trở về để đỡ đàn bà của người cháu.

- Hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của con người bởi:

+ Bà là người thay mẹ chăm sóc, nuôi nắng, yêu thương chúng ta khi còn thơ bé.

+ Bà là người tảo tần, lam lũ, giàu đức hi sinh. Bà đã đánh thức niềm yêu thương, lòng biết ơn trong tâm hồn chúng ta ngay từ thời thơ ấu. Những tình cảm đó hẳn sâu trong kí ức mỗi chúng ta và bắt biến theo thời gian.

+ Bà còn là hiện thân cho quê hương, cho nguồn cội. Vì thế, bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của chúng ta.

Câu 6

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái.

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tuổi trẻ và lòng nhân ái.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái và khẳng định tuổi trẻ cần biết sống nhân ái.

2. Thân bài:

* Giải thích

- Đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ là gì?

- Lòng nhân ái có những biểu hiện như thế nào?

- Tại sao tuổi trẻ cần quan tâm và có lòng nhân ái?

* Bàn luận

– Phân tích và ca ngợi, biểu dương lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi.

– Tác dụng của lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi?

- Phê phán lối sống thiếu nhân ái, bao dung,...

(Trong khi bình luận cần nêu lên các bằng chứng minh hoạ cho lí lẽ)

* Liên hệ bản thân và rút ra bài học

– Những biểu hiện của lối sống, phẩm chất nhân ái ở bản thân anh/chị?

– Làm thế nào để tuổi trẻ ngày càng sống nhân ái hơn?

3. Kết bài.

 Khẳng định lại sự cần thiết của lối sống, phẩm chất nhân ái ở người trẻ tuổi.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

4.6

3125 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%