🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau:

NGÀY XƯA CÓ MẸ

Khi con biết đòi ăn

Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo

Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu

Mẹ là người thức hát ru con

Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn

Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc

Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất

Như cuộc đời không thể thiếu trong con

Nếu có đi vòng quả đất tròn

Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm bé

Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên

Mẹ là người đã cho con cái tên riêng

Trước cả khi con bật nên tiếng “Mẹ”

 

Mẹ!

Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ

Đến lúc trưởng thành

Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu

Mẹ!

Có nghĩa là bắt đầu

Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc

 

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát

[…]

Mẹ!

Có nghĩa là mãi mãi

Là cho - đi - không - đòi - lại - bao - giờ

Cổ tích thường bắt đầu từ: “Ngày xưa có một công chúa...” hay “Ngày xưa có một vị vua...”

Cổ tích con bắt đầu từ: “Ngày xưa có mẹ...”

(Trích Ngày xưa có mẹ, Thanh Nguyên)

Câu 6:

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Mình sinh ra trong một gia đình Việt Nam gồm ba thế hệ chung sống. Là con út, từ bé mình đã chứng kiến những tranh cãi và bất đồng giữa các thế hệ. Giữa ông bà nội và bố mẹ, giữa bố mẹ và anh trai hơn mình mười tuổi, và rồi tự mình cũng đã trải nghiệm những bất đồng đó.

Trong cơn lửa giận của sự tranh cãi, bằng cách nào đó mỗi người trong cuộc đều tự làm tổn thương bản thân. Và sau khi cơn giận nguôi ngoai, mình tự hỏi điều gì đã khiến những người yêu thương nhau phải làm tổn thương nhau nhiều như thế?

Lý do mà mọi người thường hay dùng để giải thích cho những bất đồng trong gia đình là “tình yêu quá lớn” hay “khoảng cách thế hệ”. Nhiều người vịn vào đó để bình thường hoá tranh cãi trong gia đình, nhưng quên mất rằng nó có thể để lại hậu quả rất nặng nề.

Việc không xử lý tốt những mâu thuẫn trong gia đình có thể để lại hậu quả cho con trẻ. Qua khảo sát 410 học sinh về mối quan hệ giữa các em với cha mẹ, có 367/410 em (81,2%) trả lời “có mâu thuẫn với cha mẹ”. Những năm gần đây, không thiếu những vụ án giật gân khi nạn nhân và thủ phạm chính là thành viên trong cùng một gia đình.

[…]

(Theo Bí quyết dung hoà các thế hệ trong gia đình, Vietcetera, truy xuất ngày 15/8/2024)

Theo em việc không xử lý tốt mâu thuẫn trong gia đình có thể để lại những hậu quả gì cho con trẻ? Là một người trẻ, em nghĩ những giải pháp nào có thể dung hòa “khoảng cách thế hệ”?

Em hãy viết một bài văn nghị luận trả lời cho những câu hỏi trên.


4.6

185 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%