🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Trong “Đến với bài thơ hay” Lê Trí Viễn cho rằng: “Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái đều là vào thế giới của cái đẹp”.

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ cảm nhận về bài thơ Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ dưới đây, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

KHOẢNG TRỜI HỐ BOM

Lâm Thị Mỹ Dạ [1]

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,

Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Đất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau.

 

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh.

Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong

Đã hoá thành những làn mây trắng?

Và ban ngày khoảng trời ngập nắng

Đi qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

 

Tên con đường là tên em gửi lại

Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Trường Sơn, 10-1972



[1] Lâm Thị Mỹ Dạ là nữ thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn. Đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là “Xẻng trong tay mà viết nên trang sử hồng” trong khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta trở nên ác liệt hơn bảo giờ hết. Bài thơ “Khoảng trời hố bom” là bài thơ sáng giá nhất trong chùm thơ của bà được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Bài thơ là lời tưởng niệm đầu xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trong điểm đầy bom đạn ác liệt.


4.6

185 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%