Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 27: Một người hùng thầm lặng có đáp án

9 người thi tuần này 4.6 150 lượt thi 12 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1292 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

47.4 K lượt thi 13 câu hỏi
722 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

40.4 K lượt thi 12 câu hỏi
595 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)

40.3 K lượt thi 12 câu hỏi
537 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án

1.2 K lượt thi 8 câu hỏi
289 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)

40 K lượt thi 12 câu hỏi
286 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)

40 K lượt thi 12 câu hỏi
278 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )

1.9 K lượt thi 7 câu hỏi
228 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)

29.6 K lượt thi 12 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Một người hùng thầm lặng

Câu chuyện bắt đầu vào một ngày của tháng 12 năm 1938 tại nước Anh. Uyn-tơn quyết định bay sang Tiệp Khắc khi một người bạn nhờ ông tìm cách đưa những đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh. Vì chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra, cơ hội cho những người Do Thái trốn thoát khỏi thành phố hầu như không có, đặc biệt là với trẻ em.

Việc đưa trẻ em đi tị nạn cần rất nhiều tiền. Uyn-tơn đã cùng bạn bè đi quyên góp khắp nơi, kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi trẻ em Do Thái. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1939, Uyn-tơn tổ chức thành công tám chuyến tàu, đưa 669 đứa trẻ rời Pra-ha, đi qua Đức, Hà Lan,... rồi đến Luân Đôn. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, tất cả biên giới do phát xít Đức kiểm soát bị đóng cửa, Uyn-tơn đành kết thúc hoạt động giải cứu.

Lí do nào khiến ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938? (ảnh 1)

Sau này, Uyn-tơn còn làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ người già và ông nhận được nhiều khen thưởng về công việc đó. Nhưng việc giải cứu 669 đứa trẻ năm xưa ông chưa một lần kể với ai.

50 năm sau, vợ ông vô tình tìm thấy cuốn sổ ghi thông tin về những đứa trẻ ấy. Bà đã đưa cuốn sổ cho một nhà sử học. Thế là câu chuyện về tình thương, lòng dũng cảm của Uyn-tơn mới được mọi người biết đến.

Năm 1988, một hãng truyền thông đã làm chương trình về Uyn-tơn. Khi người dẫn chương trình hỏi: “Trong số những người ngồi đây, ai đã được Uyn-tơn cứu sống?”, cả hội trường đứng lên. Uyn-tơn nghẹn ngào, xúc động. Mọi người ở đó đều khóc. Họ luôn ghi nhớ trong tim người đã mang lại sự sống lần thứ hai cho họ, giúp họ thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc năm nào.

Năm 2015, Uyn-tơn qua đời, hưởng thọ 106 tuổi. Người dân Tiệp Khắc đã dựng tượng ông trên sân ga thành phố Pra-ha. Họ coi ông như một người hùng thầm lặng đáng kính.

(Theo Hà Tiến)

Lí do nào khiến ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938? (ảnh 2)

Lí do nào khiến ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938?


Câu 10:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.

Một số người có thói quen vứt bừa bãi túi ni lông, chai, hộp, ống hút,... bằng nhựa sau khi sử dụng. Việc làm này cần chấm dứt ngay. Vì sao vậy? Vì rác thải nhựa có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người. Một chai nhựa nhỏ, một chiếc túi ni lông mỏng phải mất hàng nghìn năm mới phân huỷ được. Rác thải nhựa lẫn vào đất làm cho cây cối khó phát triển, động vật ăn phải dễ mắc bệnh, có khi chết hàng loạt. Rác thải nhựa trôi xuống sông, biển làm bẩn nguồn nước. Nếu đốt rác thải nhựa, chất độc sinh ra gây ô nhiễm không khí. Không khí, đất, nước bẩn sẽ gây bệnh cho con người. Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng phản đối việc vứt bừa bãi rác thải nhựa. Điều đó giúp cộng đồng thay đổi được nhận thức và chấm dứt hành động đáng chê trách này.

(Theo Phan Thế An)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Một số người có thói quen vứt bừa bãi túi ni lông, chai, hộp, ống hút,...  (ảnh 1)

a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống?

b. Tác giả đưa ra những lí do, dẫn chứng gì để bảo vệ ý kiến của mình?

c. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.

d. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Một số người có thói quen vứt bừa bãi túi ni lông, chai, hộp, ống hút,...  (ảnh 2)


4.6

30 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%