Danh sách câu hỏi

Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D. “Trong lĩnh vực chính trị, thành tựu quan trọng nhất là nước Nga vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và phát triển ổn định,... Trong lĩnh vực kinh tế, GDP của Nga tăng gần 10 % trong 2 nhiệm kì (2000 - 2008), đưa kinh tế Nga từ vị tri 14 vươn lên vị trí thứ 5 thể giới; giảm nợ công xuống 22,7 lần (từ 69,1 % năm 2000 xuống còn 3,1 % năm 2016); giảm nợ nước ngoài từ 138 tỉ USD vào năm 1999,... xuống còn 54,8 tỉ USD vào năm 2014... , mức nợ thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển ở phương Tây ;...; giảm mức lạm phát từ 20,2 % năm 2000 xuống mức 2,5 % trong năm 2017". (Lê Thế Mẫu, “Nước Nga sau 20 năm cầm quyền của Tổng thống V. Pu-tin", Tạp chí Cộng sản, ngày 18-9-2019) A. Sau năm 2000, Liên bang Nga luôn trong tình trạng bất ổn về chính trị với hoạt động của các nhóm nổi dậy. B. Tổng thống V. Pu-tin đã giúp cho tình hình chính trị, kinh tế nước Nga ổn định và phát triển hơn thời kì trước đó. C. Nền kinh tế của Liên bang Nga phụ thuộc vào nợ nước ngoài từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. D. Các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài, lạm phát của Liên bang Nga đều giảm so với giai đoạn 1991 - 1999.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D. “Những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Một trật tự thể giới mởi đang dần hình thành, trong đó sức mạnh tri thức và công nghệ sẽ quyết định thứ bậc của các quốc gia,... Kinh tế và khoa học - kĩ thuật đã trở thành nhân tổ quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia,...; xu hướng liên kết khu vực nhằm giải quyết những vần đề khu vực đồng thời hội nhập quốc tế để phát triển và phục vụ tối đa lợi ích dân tộc đang trở thành một trào lưu ngày càng lan rộng khắp các châu lục”. (Dẫn theo Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lê Văn Anh, Lịch sử thể giới hiện đại, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016, tr. 187) A. Sự phát triển của tri thức và công nghệ là nhân tố quyết định đến thứ bậc của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. B. Các quốc gia đều lấy yếu tố chính trị, hệ tư tưởng làm trọng tâm để hoạch định chính sách đổi ngoại. C. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của thế giới. D. Kinh tế, cách mạng khoa học - công nghệ là những yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia.
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D. Từ tháng 8-1964 đến tháng 1-1973, Mỹ đã hai lần tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân. Ngay từ những ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của, vừa duy trì các hoạt động sản xuất và chiến đấu, vừa nỗ lực chi viện cho cách mạng miền Nam. Sau thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Bắc cũng lập nên chiến công vang dội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,... Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973). A. Để cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã hai lần mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. B. Khi Mỹ tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc dừng chi viện cho miền Nam để tập trung đánh Mỹ. C. Để làm thất bại hành động của Mỹ trong các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, quân dân miền Bắc đã mỡ cuộc Tiến công chiến lược (1972). D. Miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước.