Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
17642 lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
4512 lượt thi
Thi ngay
3446 lượt thi
1971 lượt thi
3286 lượt thi
3502 lượt thi
2316 lượt thi
1764 lượt thi
28296 lượt thi
Câu 1:
Hình vẽ mô tả điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm:
Điều nào sau đây là sai ?
A. X là Na2SO3.
B. X là NaHSO3.
C. X là FeS.
D. X là Ba(HSO3)2.
Hoà tan hoàn toàn 6,05g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 2,688 H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 17,57g
B. 18,98g
C. 17,25g
D. 9,52g
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là:
A. 50,91%
B. 76,36%
C. 25,45%
D. 12,73%
Câu 3:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:
A. 23,0
B. 21,0
C. 24,6
D. 30,2
Câu 4:
Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. SO2.
B. H2S.
C. NH3.
D. CO2.
Câu 5:
Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là:
A. SO2 và NO2.
B. CH4 và NH3.
C. CO và CH4.
D. CO và CO2.
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,52
B. 10,27
C. 8,98
D. 7,25
Câu 7:
Cho các phản ứng sau:
a. FeS2 + O2 →X + Y
b. X + H2S →Z + H2O
c. Z + T → FeS
d. FeS + HCl → M + H2S
e. M + NaOH → Fe(OH)2 + N.
Các chất được ký hiệu bằng chữ cái X, Y, Z, T, M, N có thể là:
A. SO2, Fe2O3, S, Fe, FeCl2, NaCl
B. SO3, Fe2O3, SO2, Fe, FeCl3, NaCl
C. H2S, Fe2O3, SO2, FeO, FeCl2, NaCl
D. SO2, Fe3O4, S, Fe, FeCl3, NaCl
Câu 8:
Cho các phát biểu sau:
(1) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(2) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon.
(3) Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí.
(4) Lưu huỳnh trioxit là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước và tạo thành axit sunfuric.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 9:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.
(b) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(c) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
(d) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.
Số phát biểu đúng là:
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 10:
Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch NaOH 1M. Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là:
A. 200ml
B. 300ml
C. 400ml
D. 100ml
Câu 11:
Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 4,48
B. 1,12
C. 3,36
D. 2,24
Câu 12:
Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
Câu 13:
Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là:
A. 60%
B. 40%
C. 80%
D. 20%
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
A. 100g
B. 121,8g
C. 124g
D. 125,3g
Câu 15:
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là:
A. Zn
B. Ca
C. Mg
D. Cu
Câu 16:
Có thể điều chế O2 bằng cách phân huỷ KMnO4, KClO3, H2O2. Nếu lấy cùng một khối lượng các chất trên đem phân huỷ hoàn toàn thì thể tích oxi trong cùng điều kiện thu được:
A. Từ KMnO4 là lớn nhất
B. Từ KClO3 là lớn nhất
C. Từ H2O2 là lớn nhất
D. Bằng nhau
Câu 17:
Trong công nghiệp, axit sunfuric được điều chế từ quặng pirit sắt. Khối lượng H2SO4 điều chế được từ 1,5 tấn quặng pirit sắt có chứa 80% FeS2 ( hiệu suất toàn quá trình là 80%) là:
A. 1,568 tấn
B. 1,96 tấn
C. 1,25 tấn
D. 2,00 tấn
Câu 18:
Khi hòa tan hidroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là:
A. Cu
B. Zn
C. Fe
D. Mg
Câu 19:
H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh màu vàng khi:
1) Dẫn khí H2S qua dung dịch FeCl3
2) Để dung dịch H2S ngoài trời
3) Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 2 và 3
D. 1, 2 và 3
Câu 20:
Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 250ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 16,5.
B. 27,5.
C. 14,6.
D. 27,7.
Câu 21:
Cho 3,56 oleum H2S2O7 vào lượng dư H2O, thu được dung dịch X. Để trung hòa toàn bộ X cần V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là:
A. 80
B. 40
C. 20
D. 60
Câu 22:
Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Sau phản ứng, thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
A. 39,34%
B. 65,57%
C. 26,23%
D. 13,11%
Câu 23:
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, FeS, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được dung dich Y có khối lượng giảm 48 gam và 38,08 lít SO2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (dư), lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn 64 gam chất rắn Z. Tính phần trăm theo khối lượng của Fe trong X?
A. 68%
B. 73,68%
C. 43,18%
D. 54%
Câu 24:
Hỗn hợp khí B gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với H2 là 19,2. % về thể tích mỗi khí trong B là:
A. 60% và 40%
B. 30% và 70%
C. 20% và 80%
D. 50% và 50%
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com