Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
38167 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.
Câu 2:
Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm
A. phải có lỗi.
B. ý định xấu.
C. được bảo mật.
D. bị nghi ngờ.
Câu 3:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Câu 4:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. quyền và trách nhiệm.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và pháp lý.
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tập trung.
B. Gián đoạn.
C. Ủy nhiệm.
D. Trực tiếp.
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng lựa chọn
A. cách sàng lọc giới tính thai nhi.
B. biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
C. định đoạt tài sản công cộng.
D. bảo lưu mọi nguồn thu nhập.
Câu 7:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc
A. Xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.
B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên.
C. chia đều của cải trong xã hội.
D. hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Câu 8:
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh
A. thay đổi danh tính người tố cáo.
B. bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
C. xóa bỏ dấu vết hiện trường vụ án.
D. mở rộng diện tích lãnh thổ quốc gia.
Câu 9:
Chị K là người dân tộc thiểu số, chị được tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIII, điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 10:
Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do nào dưới đây?
A. Thảo luận.
B. Ngôn luận.
C. Tranh luận.
D. Góp ý.
Câu 11:
Quyền ứng xử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây ?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Vận động người khác giới thiệu mình.
C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
D. Tự tuyên truyền về mình trên Internet.
Câu 12:
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước
A. góp ý xây dựng văn bản luật.
B. yêu cầu giãn cách xã hội.
C. ban bố tình trạng khẩn cấp.
D. tiến hành hoạt động cứu trợ.
Câu 13:
Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
A. phục hồi.
B. bù đắp.
C. chia sẻ.
D. khôi phục.
Câu 14:
Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập.
B. Quyền phát triển.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền nghiên cứu khoa học.
Câu 15:
Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học nào mà mình thích.
C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào theo sở thích.
Câu 16:
Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là, công dân có quyền kinh doanh
A. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình.
C. ở bất cứ trung tâm thương mại hay ở địa điểm khác.
D. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Câu 17:
Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Nguyên liệu thiên nhiên.
Câu 18:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là
A. Đồ vật.
B. Hàng hóa.
C. Tiền tệ.
D. Kinh tế.
Câu 19:
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
A. Xã hội cần thiết.
B. Cá biệt của mỗi người.
C. Tối thiểu của xã hội.
D. Trung bình của xã hội.
Câu 20:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. sản phẩm.
Câu 21:
Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đi cách li khi nhiễm Covid-19.
B. Tham gia câu lạc cầu lông.
C. Từ bỏ mọi định kiến xã hội.
D. Hiến máu để cứu bệnh nhân.
Câu 22:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.
B. Bán hàng rong trên hè phố.
C. Đơn phương đề nghị li hôn.
D. Đề xuất thay đổi giới tính.
Câu 23:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Từ chối nhận tài sản thừa kế.
B. Tàng trữ, vận chuyển ma túy.
C. Lấn chiếm công trình giao thông.
D. Xây dựng nhà ở trái phép.
Câu 24:
Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được
A. miễn, giảm mọi loại thuế.
B. công khai danh tính người tố cáo.
C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử.
D. tự do kinh doanh theo pháp luật.
Câu 25:
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.
Câu 26:
Đâu là hành vi không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
A. xin phép chủ nhà vào thăm quan.
B. Vượt tường vào nhà hàng xóm.
C. Tự ý vào nhà người bạn thân.
D. Vào nhà bắt con tin tống tiền.
Câu 27:
Hành vi xâm phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng do cố ý bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì bị xử lí
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 28:
Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật?
A. Nhờ người thân viết phiếu và bỏ phiếu hộ.
B. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
C. Viết phiếu bầu, dán kín gửi qua đường bưu điện.
D. Nhờ người trong tổ bầu cử viết và bỏ phiếu hộ.
Câu 29:
Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp phát hiện
A. thông tin niêm yết chứng khoán.
B. dấu hiệu biến đổi khí hậu.
C. sự thay đổi của chủng virus mới.
D. hành vi đưa và nhận hối lộ.
Câu 30:
Công dân không thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Tìm hiểu giá nhà đất.
B. Nghiên cứu khoa học.
C. Hợp lí hóa sản xuất.
D. Đưa ra các phát minh.
Câu 31:
Với tinh thần xây dựng gia đình văn hóa kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm sống của mình là nêu gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuyên truyền pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 32:
Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố C đã yêu cầu người dân không được để xe trên hè phố. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để đảm bảo mỹ quan thành phố.
B. Là công cụ quản lý đô thị hữu hiệu.
C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
D. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm.
Câu 33:
Anh C đi xe máy phóng nhanh vượt qua ngã tư đèn đỏ, không may va phải chị đi xe máy SH phía trước, rất may chị chỉ bị thương nhẹ nhưng xe máy bị vở yếm và gương. Anh C phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hành chính và kỉ luật.
D. Hình sự và dân sự.
Câu 34:
Không thuyết phục được chồng là anh A mua đất làm nhà ra ở riêng, nên chị B giận bỏ về nhà mẹ đẻ. Nghe theo lời bạn bè, chị B phải bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng là 400 triệu đồng đầu tư chứng khoán và bị thu lỗ. Chị B vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Nhà đất và tài chính.
B. Chiếm hữu và định đoạt.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Tài chính và tình cảm.
Câu 35:
Sau mấy tháng thử việc tại công ty X, chị A đã được giám đốc công ty điều chuyển nhân viên xúc tiến sang làm việc tại phòng hành chính theo đúng thỏa thuận trước đó. Chị A đã được thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
B. Thay đổi quy trình tuyển dụng.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Lựa chọn hình thức bảo hiểm.
Câu 36:
P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.
Câu 37:
Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M trà giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A.Chị B và anh S.
B. Anh S và chị M.
C. Anh A, chị M và chị B.
D. Anh S, chị M và chị B.
Câu 38:
Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
A. Chị T, ông K và anh P.
B. Chị T, ông K, anh p và anh N.
C. Chị T, ông K và anh N.
D. Chị T và ông K.
Câu 39:
Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông T, ông Q và ông p.
B. ông p và anh G.
C. Ông Q.
D. Ông T, ông Q và anh G.
Câu 40:
Nghi ngờ chị M ngoại tình vợi chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình đề xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị H và chồng.
B. Chị H và K.
C. Chị M, H và và K.
D. K, chị H và chồng.
11 Đánh giá
91%
0%
9%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com