500 Bài Toán chọn lọc tiểu học cực hay có lời giải (Phần 5)
37 người thi tuần này 4.6 14.9 K lượt thi 50 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 5 đề thi cuối kì 2 Toán lớp 5 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 32 có đáp án
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 29 có đáp án
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 31 có đáp án
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 33 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Tìm 2 số biết tổng của chúng gấp 5 lần hiệu của chúng và tích của chúng gấp 24 lần hiệu của chúng
Lời giải
Tổng gấp 5 lần hiệu mà số lớn = (tổng + hiệu):2=3 lần hiệu số bé= (tổng - hiệu):2=2 làn hiệu Tích của chúng là 3x hiệu x 2 x hiệu = 24x hiệu Hiệu =4 => tổng =20 số lớn = 12 số bè = 8
Câu 2
Một phép cộng hai số hạng là 2 số lẻ liên tiếp, tổng các số , số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai là 328, tìm các số hạng của phép tính đó
Lời giải
toán tổng hiệu . Hiệu 2 số lẻ liên tiếp là 2: Số lớn là: (328+2):2= 165; Số bé là: 165-2=163
Câu 3
Tìm chữ số có ba chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 5 vào bên phải thì số đó tăng thêm 1112 đơn vị
Lời giải
Gọi số đó là : abc (a>0; a;b;c<10) Theo bài ra ta có: abc 5= abc+1112 Hay abc x10+5= abc +1112 (phân tích cấu tạo số) abc x9= 1112-5=1107 (bớt 2 vế đi abc +5) abc= 1107:9=123
Câu 4
Một phép cộng có hai số hạng là hai số chẵn liên tiếp . Tổng các số , số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai là 276. Tìm các số hạng của hai phép tính đó.
Lời giải
Gợi ý: dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu (dạng ẩn hiệu). Hai số hạng là hai số chẵn liên tiếp nên số lớn hơn số bé 2 đơn vị, tức hiệu hai số bằng 2. Tổng hai số là 276
Câu 5
Tìm một số có hai chữ số biết rằng khi viết thêm 21 vào bên trái số đó ta được một số lớn gấp 31 lần số phải tìm.
Lời giải
Gợi ý: đây là dạng toán dạng hiệu tỉ. Khi thêm 21 vào bên trái số có hai chữ số thì số đó tăng thêm 2100 đơn vị. Bạn vẽ sơ đồ đoạn thẳng ra, số mới ứng với 31 lần, số ban đầu ứng với 1 phần. Tìm hiệu số phần rồi tính tiếp. Đáp số là 70
Câu 6
Tìm một số có bốn chữ số , biết chữ số tận cùng bên trái là 5 và nếu xóa số 5 đó ta được số mới bằng 1/41 số phải tìm
Lời giải
Gợi ý: Xóa chữ số 5 ở tận cùng bên trái 1 số có 4 chữ số thì số đó giảm 5000 đơn vị. Vẽ sơ đồ minh họa, số ban đầu là 41 phần bằng nhau thì số lúc sau là 1 phần như thế. Bạn tự tính tiếp. 5125
Lời giải
Gọi thương là y ta có: abcd= ab xcd xy; cd= ab x ( cd xy -100); cd xy= ab xy x (cd xy -100) nhân 2 vế với y); cd xy -100 +100= ab xy x( cd xy-100) +100; 100 = (ab xy-1) x (cd xy -1). Vậy y lớn hơn hoặc bàng 2; cd xy lớn hơn hoacự bằng 19. ta tìm đc ab=13; cd 52; abcd=1352.
Câu 8
Lớp 5A làm bài kiểm tra Toán gồm có 3 bài. Sau khi chấm, cô giáo nhận thấy: cả lớp mỗi em đều làm được ít nhất 1 bài . Trong lớp có 20 em giải được bài 1 ; 14 em giải được bài 2 ; 10 em giải được bài 3 ; 5 em giải được bài 2 và bài 3 ; 2 em giải được bài 1 và bài 2 ; 6 em giải được bài 1 và bài 3 ; có mỗi 1 em giải được cả 3 bài. Hỏi lớp 5A đó có bao nhiêu học sinh ?
Lời giải
Số em làm được cả 3 bài là: 1 em Số em làm được bài 1 và 2 mà không làm được bài 3 còn lại là 2-1=1( em) Số em làm được bài 1 và bài 3 mà không làm được bài 2 là: 6-1=5( em) Số em làm được bài 2 và 3 mà không làm được bài 1 là 5-1=4( em) Số em chỉ làm được bài 1 là 20-1-1-5=13( em) Số em chỉ làm được bài 2 là: 14-1-1-4=8( em) Số em chỉ làm được bài 3 là 10-1-4-5= 0( em) Tổng số hs của lớp là 1+1+5+4+13+8= 32( em)
Câu 9
Một số đc viết bởi 2006 số 7. Hỏi phải cộng thêm vào số đó ít nhất bao nhiêu đơn vị để đc số chia hết cho 63
Lời giải
63 = 7 x 9. Số đó chia hết cho 63 khi nó chia hết cho cả 7 và 9. 2006 x 7 = 14042. Số ban đầu bài cho đã chia hết cho 7, nên khi viết thêm số đơn vị vào, ta phải viết số đơn viij cũng chia hết cho 7 để đảm bảo yêu cầu. Đồng thời, tổng các chữ số của số đó alf 14024 chia 9 dư 2, nên ta phải thêm vào 7 đơn vị. Đáp số: 7 đv
Câu 10
Hai tàu hoả A và B đang chạy theo hai hướng ngược nhau trên hai đường ray song song. Vận tốc của chúng lần lượt là 72 km/giờ và 54 km/giờ. Người lái tàu A quan sát được rằng: Tàu B đi qua anh ta mất 8 giây. Tìm độ dài của tàu B
Lời giải
Người lái tàu A quan sát nên nó chính là khoảng thời gian mà để đi hết quãng đường là chiều dài đoàn tàu B. Nhưng vì 2 tàu đi ngược nhau nên ta tính theo công thức chuyển động ngược chiều nhau. Quãng đường (chiều dài đoàn tàu B) = (tổng vận tốc) x (thời gian) 8 giây = 8/3600 giờ = 1/450 giờ Tổng vận tốc là 126 km/h Tàu B dài 126/450 km = 280 m
Câu 11
Năm ngoái hai nông trường Bình Minh và Quyết Thắng có 500 con bò. Năm nay số bò của nông trường Bình Minh tăng 25%, số bò của nông truờng Quyết Thắng tăng 12,5% do đó số bò của cả hai nông trường tăng 20%. Tính số bò năm ngoái của mỗi nông trường?
Lời giải
Giả sử số bò của nông trường Quyết Thắng năm nay cũng tăng 25% thì tổng số bò của hai nông trường năm nay sẽ tăng 25%. Như vậy 12,5% số bò nông trường Quyết Thắng bằng 5 % số bò cả hai nông trường hay số bò cả hai nông trường gấp 2,5 lần số bò nông trường Quyết Thắng. Số bò nông trường Quyết Thắng năm trước là: 500: 2,5 = 200 (con) Số bò nông trường Bình Minh năm ngoái là: 500 – 200 = 300 con.
Câu 12
Một người bán chanh được tất cả 69200 đồng gồm 9kg chanh loại 1, 11kg chanh loại 2 và 7kg chanh loại 3. Giá 1kg chanh loại 1 đắt hơn 1kh chanh loại 2 là 800 đồng và đắt hơn 1kg chanh loại 3 là 1200 đồng. Tính giá tiền 1kg chanh mỗi loại.
Lời giải
Gọi số tiền mua chanh loại 1 là A. Theo bài ra ta có: A x9+ (A-800 ) x11+ (A -1200 ) x7 = 69 200 (đ) A x9 + A x11 - 8 800+A x7 -8400 = 69 200 (đ) A x(9+11+7) - 17 200= 69 200 (đ) A x27= 86 400 (đ) A= 86 400: 27= 32 00 (đ) Vậy giá tiền 1kg loại 1 là 3200 đồng. Giá tiền 1 kg loại 2 là: 3200-800= 2400 (đồng) Giá tiền một ki-lô-gam loại 3 là: 3200-1200=2000 (đồng)
Câu 13
Một chất lỏng A bị bốc hơi theo quy luật sau: “Cứ 4 giờ 10 phút thì bị mất 50% thể tích của chất lỏng đó”. Hỏi làm bốc hơi 256g lúc 10h thì bao lâu còn 32g
Lời giải
Bỏ qua khả năng khi thể tích chất lỏng giảm thì tốc độ bay hơi càng lớn. Ta có: Từ 10 giờ đến 14 giờ 10 phút lượng hóa chất còn lại: 256:2=128 (g). Đến 18 giờ 20 còn: 128 :2= 64 (g); Đến 22 giờ 30 phút sẽ chỉ còn: 64:2= 32 (g). Đáp số: 22 giờ 30 phút
Câu 14
cho hình chữ nhật ABCD . Trên AD và BC lấy hai điểmM và N sao cho AM=CN..Trên AB lấy điểm K tùy ý (K không trùng với B . MN cắt KD và KC lần lượt tại E và tại F.So sánh diện tích tam giác KEF với tổng diện tích 2 hình DME và CNF
Lời giải
-S(KCD) = CD x BC X 1/2 = 1/2 S(ABCD) -S(ABNM) = S(CDMN) = 1/2 s(ABCD) ( Vì AM = NC, DM = BN, AB = CD) => S(ABNM) = S(KCD) => S(CDEF) = S(AKEM) + S(BKFN) ( cùng chung S(KEF) - Mà S(ABNM) = S(CDMN) => S(KEF) = S(DME) + S(CNF) ( cùng bớt S(CDEF) = S(AKEM) + S(BKFN))
Câu 15
Công trường dự định huy động 240 công nhân làm trong 7 ngày để sửa xong một quãng đường.Sau 3 ngày làm việc thì đuoc bổ sung thêm 80 người nữa.Hỏi phải tiếp tục làm bao nhiêu ngày nữa mới xong quãng đường đó?(Năng suất làm như nhau)
Lời giải
240 người làm nốt công việc trong số ngày 7-3=4( ngày) Số người thực tế làm nốt công việc còn lại 240+80=320( người) Số ngày tiếp tục làm để hoàn thành công việc 4:(320:240)=3( ngày) ( toán tỉ lệ nghịch - pp dùng tỉ số)
Câu 16
Một bác thợ xây muốn chuyển 71 viên gạch lên tầng trên bằng một dụng cụ, mỗi lần chuyển nhiều nhất 20 viên. Làm thế nào để bác thợ xây chuyển hết 71 viên gạch với số lần vận chuyển ít nhất và mỗi chuyến vận chuyển số gạch là số lẻ
Lời giải
Mỗi lần chuyển không quá 20 viên và có số viên là số lẻ. Để ít lần chuyển nhất thì mỗi lần phải chuyển nhiều nhất. Vậy mỗi lần chuyển 19 viên. 71:19= 3 dư 14 viên. 14 viên là số chẵn và 14 viên vẫn cần chuyển thêm 1 chuyến. Nên sau chuyến thứ 3 người ta chuyển quay trở lại 1 viên lúc này ta có: 14+1=15 (viên); 15 là số lẻ và chuyển thêm 1 chuyến nữa.Số chuyến chuyển là: 3+1= 4( chuyến.) Đáp số: 4 chuyến.
Câu 17
Bạn A có số tiền gấp 3 lần bạn B. Bạn B tiêu hết 40 đô, sau đó bạn A cho bạn B 120 đô thì số tiền 2 bạn bằng nhau. Hỏi ban đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
Lời giải
Số tiền của B được tăng thêm sau khi được A cho 120 USD là 120-40=80(usd) Số tiền của A giảm 120usd sau khi cho B( vẽ sơ đồ đưa về dạng hiệu tỉ ) Số tiền A nhiều hơn B là 120+80=200(usd) B có số tiền 200:(3-1)x1=100( usd) A có số tiền 100x3=300( usd)
Câu 18
Một hội trường có 25 hàng ghế. Mỗi hàng có có 30 ghế. Trong hội trường có 680 người ngồi. Hỏi có ít nhất bao nhiêu hàng có cùng số người cùng ngồi?
Lời giải
Hội trường có 25 x30= 750 (ghế) trống 70 ghế. Nếu hai hàng bất kì có số ghế bằng nhau thì số ghế trống cũng bằng nhau. Giả sử không tồn tại 4 hàng ghế nào đó có cùng số ghế trống, khi đó tổng số ghế trống của 25 hàng không bé hơn: 3 x (0+1+2+3+4+5+6+7)+8=92>70 (vô lí) Vậy tồn tại 4 hàng ghế có cùng số trống, túc là cùng số người ngồi. ta có; 4x(0+1+2+3+4+5)+10=70 Do đó có 4 hàng có số ghê có cùng số người ngồi
Câu 19
Cô giáo có một số táo đem chia cho một số học sinh. Nếu chia mỗi em 9 quả thì thiếu 9 quả. Nếu chia mỗi em 10quả thì thiếu 25% số táo ban đầu. Tính số táo cô đem chia và số học sinh được chia táo.
Lời giải
Nếu chia mỗi em 9 quả thì thiếu 9 quả tức là chia mỗi em 9 quả thì 1 em không có quả nào. Nếu chia mỗi em 10 quả thì hết 5/4 số táo. Vậy chỉ cần chia cho mỗi em số táo bằng 4/5 số táo của 10 quả thì là vừa đủ. Tức là mỗi em 8 quả. Mỗi em 9 có quả cho em không có quả nào 1 quả, em nào cũng cho như thế mỗi em chỉ còn 8 quả và em không có quả nào cũng có 8 quả. Vậy là đã có 8 em cho. Vậy số em là 8+1 = 9. Số táo là : 9 x 8 = 72 quả
Lời giải
UCLNxBCNN= tích 2 số đã cho=3500x126=441000 mà 3500=2x2x5x5x5x7 và 126=2x3x3x7 nên UCLN = 2x7=14 => BCNN=441000:14=31500
Lời giải
Theo bài ra ta có: abc= (a+b+c) x11+11 Hay a x100 + bx10 + c= a x11+ bx11+c x11+11 a x89 = b + cx10 +11 b + cx10 +11< 10+99+11= 120 Do vậy a x89<120 vậy a=1 Với a= 1 ta có: 1 x89= cb+11 Hay 89-11= 78= cb Vậy cb=78 Hay abc=187
Câu 22
Một đơn vị bộ đội chuẩn bị gạo cho 120 người ăn trong 50 ngày,nhưng sau đó có 80 người đến thêm.Hỏi khối lượng gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày
Lời giải
Số người ăn thực tế 120+80=200 người Số ngày ăn hết gạo 50x120:200=30( ngày) ( toán tỉ lệ nghịch - pp rút về đơn vị)
Câu 23
Chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là 416,12m. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta đã trồng khoai hết 4/5 diện tích thửa ruộng. Hỏi diện tích còn lại là bao nhiêu?
Lời giải
Nửa chu vi thửa ruộng : 416,2 : 2 = 208,06 m Chiều dài thửa ruộng : 208,06 : (1+3) x 3 = 156,045 m Chiều rộng thửa ruộng : 208,06 – 156,045 = 52,015 m Diện tích thửa ruộng : 156,045 x 52,015 = 8116,680675 Diện tích còn lại : 8116,680675 x (1-4/5) = 1623,336135
Lời giải
Coi tiền vốn là 100% thì 448 000 đ là 100%+12%=112% (tiền vốn) Tiền vốn là: 448 000 x112%= 400 000 (đ)
Lời giải
Vẽ sơ đồ….. Ta thấy số thứ 2 là 1 phần thì số thứ nhất là 6 phần. Tổng số phần bằng nhau là 1+6 = 7 phần Số thứ nhất là 147 : 7 x 6 = 126 Số thứ hai là 147 – 126 = 21
Câu 26
Trung bình cộng của 4 số là 45. Tìm 4 số đó biết nếu số thứ nhất bớt đi 2 đơn vị; số thứ hai thêm 2 đơn vị; số thứ ba nhân 2 và số thứ tư chia cho 2 ta được bốn số có kết quả bằng nhau
Lời giải
Tổng 4 số là 45x4=180 Theo đề bài nếu số thứ ba là 1 phần thì số thứ tư là 4 phần ,số thứ nhất là 2 phần thêm 2 đơn vị ,số thứ hai là 2 phần bớt 2 đơn vị ( vẽ sơ đồ đưa về toán tổng tỉ) Giá trị 1 phần 180:(2+2+1+5)=20 Số thứ nhất 20x2+2=42 Số thứ hai 20x2-2=38 Số thứ ba 20x1=20 Số thứ tư 20x4=80
Câu 27
Hai ô tô đều đi được quãng đường 3500 km. Ngoài các lớp đang dùng, mỗi ô tô còn thêm một chiếc lốp dự trữ. Tất cả các lốp đang dùng và dự trữ đều được sử dụng tương đương nhau. Tính số ki-lô-mét đã chạy của của mỗi lốp xe ở mỗi ô tô, biết rằng ô tô thứ nhất có 4 bánh và ô tô thứ hai có sáu bánh.
Lời giải
Xe bốn bánh; Mỗi lốp đang dùng bằng 4/5 tổng số lốp. Nên khi xe đi 3500km thì mỗi lốp đã đi sẽ bằng 4/5 của 3500km tức là 2800km. Tương tự với xe 6 bánh là: 3000km
Câu 28
Tính diện tích của hình chữ nhật biết rằng nếu tăng chiều rộng để bằng chiều dài thì diện tích hình chữ nhật tăng thêm 48. Nếu giảm chiều dài cho bằng chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật giảm 32. Chiều dài hơn chiều rộng 4m
Lời giải
Chiều dài hình chữ Nhật 48:4=12( m ) Chiều rộng hình chữ Nhật 32:4=8( m) Diện tích hình chữ Nhật 12x8=96( )
Câu 29
Có sáu bạn thi giải toán, mỗi người phải làm 6 bài, mỗi bài đúng được 2 điểm, mỗi bài giải sai bị trừ 1 điểm, nhưng nếu số điểm bị trừ nhiều hơn số điểm đạt được thì HS đó coi là 0 điểm. Có thể chắc chắn ít nhất 2 bạn có số điểm bằng nhau đươc không? Vì sao?
Lời giải
Tình huống xấu nhất chỉ có người thứ nhất làm đúng cả 6 câu và được 12 điểm; người thứ hai chỉ đúng 5 câu thì có số điểm là: 5 x2-1=9 (điểm) Người thứ ba chỉ làm đúng 4 câu thì có số điểm là: 4 x2- 2x1=6 (điểm) Người thứ tư chỉ làm đúng 3 câu sẽ có số điểm là: 3 x2- 3x1- 3 (điểm) Người thứ năm chỉ làm đúng có 2 câu thì có số điểm là: 2x2-3x3=1 (đ) Người thứ sau làm chỉ đúng có 1 câu sẽ có số điểm là: 1x2-5x1=0 (đ) Như vậy không thể chắc chắn được ít nhất có 2 bạn có số điểm bằng nhau.
Câu 30
Một người qua đường hỏi một cụ già đang cưỡi ngựa: " làm sao trong cụ buồn phiền vậy?" cụ già đáp : "làm sao tôi không buồn phiền được?" Một nửa đàn ngựa của tôi thêm một nửa con nữa lạc xuống phía nam, một nửa số ngựa còn lại thêm một nửa con nữa lạc về phía đông, một nửa số còn lại sau hai lần đó thêm một nửa con nữa lạc về phía tây, một nửa số ngựa còn lại cuối cùng thêm một con nữa vừa bị bắt trộm. Bây giờ chỉ còn lại một con cuối cùng tôi đang cưỡi đây. Bạn hãy tính xem đàn ngựa của cụ lúc đầu có bao nhiêu con ?
Lời giải
Trước khi bị bắt trộm có số ngựa là: (1+1)x2=4 con Trước khi lạc về phía Tây có số ngựa là: (4+1/2)x2=9 con Trước khi lạc về phía đông có số ngựa là: (9+1/2)x2=19 con Đàn ngựa của cụ già có số con là: (19+1/2)x2=39 con
Câu 31
Một phép chia hết có thương la 204. Nếu số bị chia giam đi 6lần và giữ nguyên số chia thi được thương mới bằng bnhiêu?
Lời giải
Số bị trừ- số trừ= hiệu ban đầu Số bị trừ - 27 - số trừ = hiệu mới => số bị trừ - số trừ = hiệu mới+27 => hiệu ban đầu = hieuk mới + 27 Vậy hiệu ban đầu hơn hiệu mới 27 đơn vị
Câu 32
Trong một buổi lao động trồng cây, lớp 5A phân chia cho mỗi nhóm thứ tự như sau: Nhóm một trồng 20 cây và 0,04 số cây còn lại. Sau đó nhóm hai trồng 21 cây và 0,04 số cây còn lại rồi đến nhóm ba trồng 22 cây và 0,04 số cây còn lại...Cứ như vậy cho đến nhóm cuối cùng thì vừa hết số cây và số cây mỗi nhóm đều bằng nhau. Hỏi lớp 5A có mấy nhóm và mỗi nhóm trồng bao nhiêu cây?
Lời giải
coi số cây mỗi nhóm trồng thành 2 đợt: Đợt 1: 20 cây; 21 cây; 23 cây; ... Đợt 2 là : 0,04=1/25 Đợt 2 của nhóm cuối cùng phải bằng 0 để không còn lại cây nào. Coi số cây nhóm gần cuối (át cuối) đợt 1 là A và số còn lại là B Thì nhóm cuối trồng A+1/25 B Số cây của nhóm cuối là: (1-1/25)= 24/25 B Mà A+1/25 B= 24/25B mà A +1==24/25 B Hay số cây của nhóm cuối là: 1 x24= 24 (cây) Đó cũng là số cây mỗi nhóm
Lời giải
Xét dãy các số 3; 33; 3333;....; 333...333 ( số cuối cùng có 44 chữ số 3) 1 số tự nhiên chia 43 có thể có các số dư 0;1;2...; 42 ( 43 số dư) Vậy theo nguyên lý Đi-rich-lê trong dãy số trên sẽ tồn tại 2 số chia 43 cùng số dư, hiệu của chúng sẽ chia hết cho 43 Giả sử 2 số đó là 333...333 ( m chữ số 3) và 333....3333 ( n chữ số 3, n <m). Khi đó 333...333 ( m chữ số 3) - 333....3333 ( n chữ số 3) = 333...33300000 = 333...333 x 100...00 ( có m-n chữ số 3, n chữ số 0)chia hết cho 43 Vì 43 không chia hết cho số nào khác ngoài 1 và 43 ( mà ở lớp 6 sẽ gọi đó là số nguyên tố) nên số 333....333 ( m-n chữ số 3) sẽ phải chia hết cho 43
Câu 34
trong một kì thi, để đánh số báo danh trung bình mỗi thí sinh phải dùng 3 chữ số .Hỏi kì thi đó có bao nhiêu học sinh tham gia?
Lời giải
Từ 1 đến 99 có 99 số và có 189 chữ số. Từ 100 đến 999 là các số có 3 chữ số. Để bình quân mỗi số có 3 CS cần phài lấy đến các số có 4 chữ số. Mỗi số có 4 chữ số bù được 4-3=1 (chữ số); 99 số đầu cần bù: 9x2+90 x1=108 (chữ số) . Vậy cần các số có bốn chữ số là; 108 x1=108 (số có bốn chữ số); Số hạng thứ 108 kể từ 1000 là: 1000+1x (108-1)= 1107. Đáp số: 1107.
Câu 35
Một nửa tích của hai số tự nhiên liên tiếp là một số có ba chữ số giống nhau. Tìm hai số tự nhiên liên tiếp đó
Lời giải
1/2 của tích là số có chữ số giống nhau. Vậy 1/2 tíchcủa chúng có dạng 111;222;333;...;999. Mặt khác hai số tự nhiên khi nhân với nhau cho ta tận cùng là: 0;2;6. Chặn trên chặn dưới chỉ có các số 666 là phù hợp. Số ban đầu hay tích đúng là 666 x2=1332. Mà 1332= 36x37. Đáp số: 36 và 37
Lời giải
(4 : 4 + 4).4 = 20
Câu 37
Bằng các dấu phép tính +;-;x;: và cả dấu ngoặc nữa hãy điền vào chỗ thích hợp để được kết quả biểu thức đúng. 5 5 5 5 5=1
5 5 5 5 5=2
5 5 5 5 5=3
5 5 5 5 5=4
5 5 5 5 5=5
Lời giải
(5+5):5-(5:5)=1
(5+5):5+(5-5)=2
(5x5-5-5):5=3(5+5+5+5):5=4
5+5+5-5-5=5
Câu 38
Tìm số chia và thương của một phép chia có dư mà số bị chia là 5544, các số dư lần lượt là 10, 14 và cuối cùng là 9
Lời giải
Lập luận để có thương là số có 3 chữ số, còn số chia là số có 2 chữ số. - Mô phỏng quá trình chia: - Tìm 3 tích riêng tương ứng với 3 lần chia có 3 số dư là 10, 14, 9. + Tích của số chia và chữ số hàng cao nhất của thương là 55 – 10 = 45 + Tích của số chia và chữ số hàng cao thứ 2 của thương là 104 – 14 = 90. + Tích của số chia và chữ số hàng cao thứ 3 của thương 114 – 9 = 135 Trong 3 tích riêng có số 45 là số lẻ và nhỏ nhất nên số chia là số lẻ, mà số 45 chỉ chia hết cho số có 2 chữ số là 45. Vậy số chia là 45, thương là 123.
Câu 39
Bao I đựng bột gạo và bao II đựng bột mì có khối lượng như nhau. Thợ làm bánh đổ 1kg bột gạo từ bao I sang bao II rồi trộn đều. Sau đó đổ 1kg bột đã trộn từ bao II sang bao I để được một loại bột chứa 16% bột mì ở bao I. Hỏi ban đầu bao II có bao nhiêu ki-lô-gam bột mì?
Lời giải
Đổ 1Kg bột gạo ở bao I sang bao II rồi trộn đều ta được số Kg bột mỳ trong 1kg bột ở bao II là: {Số kg bột ban đầu trong mỗi bao/(Số kg bột ban đầu trong mỗi bao + 1)} Sau lần đổ thứ 2 khối kượng bột ở bao I là không đổi và số Kg bột mỳ trong bao I lúc này bằng đúng số Kg bột mỳ trong 1Kg bột ở bao II sau lần đổ đầu và trộn đều. Vậy: {Số kg bột ban đầu trong mỗi bao/(Số kg bột ban đầu trong mỗi bao + 1)}/ Số kg bột ban đầu trong mỗi bao = 16% --> Số kg bột ban đầu trong mỗi bao = 5,25Kg hay ban đầu bao II có số Kg bột mỳ là 5,25kg
Câu 40
Một đồng hồ chạy sai nên cứ sau 65 phút thì kim phút gặp kim giờ một lần. Hỏi để chạy một vòng kim phút của đồng hồ đó sẽ mất bao nhiêu thời gian?
Lời giải
Bình thường cứ 60 phút kim phút chạy nhanh hơn kim giờ số vòng là: 1-1/12 = 11/12(vòng). Khi kim phút đuổi kịp kim giờ tức là chạy nhiều hơn kim giờ 1vòng thì sẽ mất số phút là (60x12)/11 phút và chạy được số vòng là {(60x12):11}:60 =12/11 vòng
Câu 41
Trong lễ hội, số người một thị trấn tăng 1200 người, cuối ngày số người giảm 11%. Thị trấn lúc này có số người ít hơn 32 người so với lúc trước hội. Hỏi số người hiện nay của thị trấn là bao nhiêu
Lời giải
Ta có 11% số người tại thị trấn trong lễ hội = 1.200 + 32 = 1.232 (người) --> Số người tại thị trấn trong lễ hội là = 1.232 : 11% = 11.200 (người) --> Số người hiện nay của Thị trấn = 11.200 – 1200 = 10.000 (người)
Câu 42
Bài toán vui: - Hãy chứng tỏ rằng tổng của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3 - Hãy chứng tỏ rằng tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 6
Lời giải
gọi 3 số tự nhiên Liên tiếp là: a,a+1,a+2. => a+(a+1)(a+2)=a+a+1+a+2=3a+3. 3a chia hết cho 3,3 cũng chia hết cho 3 => tổng này luôn luôn chia hết cho 3
Câu 43
Cho dãy số 11,14,17,20,...,68... Nếu kéo dài các số của dãy thì số thứ 2008 là số số nào của dãy số
Lời giải
Khoảng cách của dãy số cách đều là: 14-11=17-14=20-17=...=3 Số hạng thứ 2008 là: 11+3 x(2008-1)=6032
Câu 44
Tìm số có 2 chữ số biết rằng nếu viết thêm vào bên phải và bên trái mỗi bên 1 chữ số 2 là được số mới có 4 chữ số. Số này gấp 36 lần số cần tìm
Lời giải
Theo bài ra ta có: 2ab2= ab x36 2002 +ab x10= ab x36
2002 = ab x26
ab= 2002:26=77
Lời giải
Để viết 66 thành các số tự nhiên liên tiếp có 2 số trở lên ta xét 66 chia hết cho 2;3;6 và 11 Để tìm được các tổng có hai số hạng trở lên ta xét các số chia là số lẻ. Hay nói cách khác thương của 66 cho 1 số lẻ là TBC của dãy cần tìm. Vậy ta chọn Số chia là 3 và 11 66:3= 22 vậy 22 là TBc của 3 số nên ta có 3 số: 21+22+23=66 (chọn) 66:11= 6 TBC của 11 số là 6 vậy ta có: 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10+11=66 (chọn) Vậy ta có thể chọn 2 khả năng như trên.
Câu 46
Nếu đếm các chữ số ghi tất cả các ngày trong năm 2012 trên tờ lịch treo tường thì sẽ được kết quả là bao nhiêu
Lời giải
Năm 2012 là năm nhuận có 366 ngày. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 9 ngày từ mùng 1 đến mùng 9 là những ngày được viết bằng các số có 1 chữ số. Như vậy số ngày được viết bằng số có 1 chữ số là : 9 x 12 = 108 (ngày) Số ngày còn lại trong năm được viết bằng số có 2 chữ số là : 366 - 108 = 258 (ngày). Vậy đếm các chữ số ghi tất cả các ngày của năm 2012 trên tờ lịch thì ta được :1 x 108 + 2 x 258 = 624 (chữ số). Đáp số: 624 chữ số
Câu 47
Trong một ngôi nhà có 1 số phòng và 1 số cửa thông giữa các phòng và một số cửa thông ra ngoài. Mỗi phòng có số chẵn cửa. CMR số cửa thông ra bên ngoài cũng là số chẵn.
Lời giải
Số cửa của ngôi nhà = Tổng số cửa của các phòng - số cửa thông phòng (do cửa thông phòng là chung của 2 phòng nên tính số cửa của riêng từng phòng sau đó cộng lại thì cửa thông phòng được tính 2 lần). Số cửa thông ra bên ngoài = số cửa của ngôi nhà – số cửa thông phòng = tổng số cửa của các phòng – 2 x số cửa thông phòng Vì mỗi phòng có số cửa là số chẵn nên tổng số cửa của các phòng là số chẵn vậy số cửa thông ra bên ngoài cũng là số chẵn vì là hiệu của 2 số chẵn
Câu 48
Dùng thuật toán ơclit tim ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất cua 3500 và 126
Lời giải
3500:126=27 dư 98 126:98=1 dư 28 98:28=3 dư 14 28:14=2 vậy, ucln là 14.
Lời giải
từ 000 - 999 có 1000 số; mỗi số có 3 chữ số nên có tất cả 3000 chữ số. Mà các số độc lập nên mỗi số lặp 300 lần nên số 1 cũng lặp lại 300 lần; từ 1000 - 1999 số 1 lặp lại 1000 lần + 300 lần. từ 2000 - 2015 số 1 lặp lại 8 lần nên số chữ số 1 có trong dãy trên là 300 + 1000 + 300 + 8 = 1608 chữ số 1
Câu 50
Một bài kiểm tra gồm 10 câu. Mỗi câu có 2 đáp án Đúng hoặc Sai. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu học sinh làm bài kiểm tra để luôn tìm được 2 bạn có bài làm giống hệt nhau
Lời giải
Một 1 câu hỏi có 2 khả năng về đáp án là Đúng - Sai Vì vậy 10 câu hỏi sẽ có số khả năng về đáp án là: 2 x 2 x 2....x 2 ( 10 số 2 ) = 1024 Để chắc chắn luôn có 2 bạn cùng đáp án thì số bạn ít nhất phải hơn số đáp án có thể có là 1 bạn Số bạn ít nhất cần có: 1024 + 1 = 1025 ( bạn )
2971 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%