Giải SBT Hóa học 12 KNTT Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất có đáp án

32 lượt thi 24 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Phức chất nào sau đây của Cu2+ có màu vàng?

A. [Cu(H2O)6]2+.             

B. [CuCl4]2-.                    

C. [Cu(NH3)4(H2O)2].                         

D. [Cu(OH)(H2O)4].


Câu 3:

Nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất [CuCl4]2-. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [CuCl4]2- tạo thành?

A. Hoà tan kết tủa.

B. Đổi màu dung dịch từ màu xanh sang màu vàng.

C. Xuất hiện kết tủa.

D. Đổi màu dung dịch từ màu xanh lam sang màu vàng.


Câu 4:

Cho lượng dư dung dịch NH3 tác dụng với AgCl. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2]+ không màu được tạo thành.

B. Không có hiện tượng gì xảy ra.

C. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2]+ màu xanh được tạo thành.

D. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)4]+ không màu được tạo thành.


Câu 5:

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH loãng vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất [Cu(OH)2(H2O)4]. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [Cu(OH)2(H2O)4] tạo thành?

A. Xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

B. Hoà tan kết tủa.

C. Dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng.

D. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt.


Câu 6:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phức chất aqua là phức chất chứa phối tử NH3.

B. Phức chất của kim loại chuyển tiếp đều tan trong dung dịch.

C. Muối CuSO4 khan màu trắng khi tan vào nước tạo thành dung dịch có màu xanh do tạo thành phức chất aqua [Cu(H2O)612+.

D. Phức chất của kim loại chuyển tiếp đều có màu.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp đều tạo phức chất aqua.

B. Các phối tử H2O trong phức chất aqua không thể bị thế bởi các phối tử khác.

C. Phức chất aqua của các ion kim loại chuyển tiếp hầu hết có dạng hình học bát diện.

D. Các phối tử trong phức chất có thể bị thay thế một phần hoặc thay thế hết bởi các phối tử khác.


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế một phần bởi các phối tử khác.

B. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế tất cả bởi các phối tử khác.

C. Tất cả các phức chất aqua đều kém tan trong nước.

D. Phức chất được dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư với tên gọi thương phẩm là cisplatin có công thức hoá học là [PtCl2(NH3)2].


Câu 12:

Trong phức chất [Co(H2O)6]2+, 2 phối tử H2O có thể bị thế bởi 2 phối tử OH-. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phức chất tạo thành có 4 phối tử nước và 2 phối tử OH-.

B. Phức chất tạo thành có điện tích +2.

C. Phức chất tạo thành có nguyên tử trung tâm là Co2+.

D. Phức chất tạo thành là [Co(OH)2(H2O)4].

 


Câu 13:

Phức chất [Cu(H2O)6]2+, [Cu(NH3)4(H2O)2] và [Co(H2O)6]2+ có màu xanh, xanh lam và hồng đỏ.

a) Các phức chất có cùng nguyên tử trung tâm có màu sắc giống nhau.

b) Các phức chất có cùng phối tử có màu sắc giống nhau.

c) Màu sắc của phức chất không phụ thuộc vào bản chất của nguyên tử trung tâm và phối tử.

d) Màu sắc của phức chất phụ thuộc vào bản chất của nguyên tử trung tâm và phối tử.


Câu 14:

Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào ống nghiệm đựng bột Ni(OH)2 màu xanh lá cây đến dư, thu được phức chất bát diện chỉ chứa phối tử NH3 có màu xanh dương.

a) Phức chất [Ni(NH3)6]2+ được tạo thành.

b) Dấu hiệu nhận biết phức chất tạo thành là kết tủa màu xanh lá cây bị tan ra.

c) Phức chất thu được chứa bốn phối tử NH3.

d) Phức chất thu được có nguyên tử trung tâm là Ni2+.


Câu 15:

Cho CuSO4 khan không màu vào nước được dung dịch phức chất A màu xanh. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đặc vào dung dịch A, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa phức chất B màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch phức chất C màu xanh lam.

a) Phức chất A là [Cu(H2O)6]2+.

b) Phức chất B là [Cu(NH3)4(H2O)2]2+.

c) Phức chất C là [Cu(OH)2(H2O)4].

d) Dấu hiệu nhận biết sự tạo thành phức chất C là: hoà tan kết tủa và đổi màu dung dịch.


Câu 16:

Thực hiện haỉ thí nghiệm liên tiếp: (1) nhỏ từ từ dung dịch NaCl vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3; (2) sau đó nhỏ thêm dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiêm.

a) Phức chất AgCl kết tủa trắng được tạo thành ở thí nghiệm (1).

b) Phức chất [Ag(NH3)2]+ không màu được tạo thành ở thí nghiệm (2).

c) Dấu hiệu nhận biết phức chất [Ag(NH3)2]+ tạo thành là kết tủa tan.

d) Phức chất được tạo thành ở thí nghiệm (2) chứa bốn phối tử NH3.


Câu 17:

Có 4 lọ hóa chất mất nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch của một trong các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [CuCl4]2-, [Fe(H2O)6]2+, [Cu(NH3)4(H2O)2]2+.

a) Lọ không có màu đựng phức chất [Ag(NH3)2]+ .

b) Lọ có màu da cam đựng phức chất [Fe(H2O)6]2+.

c) Lọ có màu xanh lam đựng phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2]2+.

d) Lọ có màu xanh nhạt đựng phức chất [CuCl4]2-.


Câu 18:

Xét phản ứng sau:

[Cu(H2O)6]2+ + NH3 à [Cu(NH3)(H2O)5]2+

a) Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.

b) 1 phối tử nước trong phức chất [Cu(H2O)6]2+ đã bị thế bởi 1 phối tử NH3.

c) Dấu hiệu của phức chất [Cu(NH3)(H2O)5]2+ tạo thành là tạo thành kết tủa.

d) Phức chất tạo thành có tổng 6 phối tử.


Câu 19:

Trong dung dịch, ion Fe3+ tồn tại dưới dạng phức chất aqua có sáu phối tử nước.

a) Phức chất aqua có công thức hoá học là [Fe(H2O)6]3+.

b) Phức chất aqua có dạng hình học vuông phẳng.

c) 6 phối tử nước đã cho cặp electron chưa liên kết vào ion Fe3+.

d) Nguyên tử trung tâm trong phức chất aqua là Fe2+.


Câu 21:

Phức chất có vai trò quan trọng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ. Minh chứng cho vai trò to lớn đó là giải Nobel được trao cho ba nhà khoa học R. F. Heck, E. Negishi và A. Suzuki năm 2010 về phản ứng ghép mạch C=C sử dụng xúc tác là phức chất [Pd(P(C6H5)3)4], còn được gọi là Tetrakis.

a) Phức chất Tetrakis có 4 phối tử triphenylphosphine (P(C6H5)3).

b) Phức chất Tetrakis có dạng hình học bát diện.

c) Trong phức chất Tetrakis, nguyên tử trung tâm Pd đã nhận 4 cặp electron của các phối tử.

d) Nguyên tử trung tâm trong phức chất Tetrakis là Pd2+.


Câu 22:

Nhỏ muối thiocyanate (SCN-) vào dung dịch muối Fe3+ loãng, dung dịch từ màu vàng nhạt chuyển sang màu đỏ máu là do 1 phối tử nước trong phức chất aqua có dạng hình học bát diện của Fe3+ bị thay thế bởi 1 phối tử SCN-.

a) Phức chất aqua có công thức hoá học là [Fe(H2O)6]3+.

b) Phức chất có màu đỏ máu là phức chất của Fe3+ có chứa 1 phối tử SCN- và 6 phối tử nước.

c) Phức chất màu đỏ máu có công thức hoá học là [Fe(H2O)5(SCN)]2+.

d) Phức chất màu đỏ máu có điện tích +3.


Câu 23:

Cho các hoá chất sau: HCl đặc; NH3 10%; CuSO4 khan; nước.

 a) Có thể điều chế được phức chất [Cu(H2O)6]2+ bằng cách hoà tan CuSO4 khan vào nước.

b) Hoà tan CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với HCl đặc thu được phức chất [CuCl4]2- có dạng hình học bát diện.

c) Không thể điều chế được phức chất [Cu(OH)2(H2O)4].

d) Hoà CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 10%, thu được phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có dạng hình học bát diện.


4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%