Giải sgk Sinh học 12 Cánh diều Bài 12. Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính có đáp án
30 người thi tuần này 4.6 156 lượt thi 6 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Quan sát hình 12.1 và nhận xét sự khác biệt về đặc điểm kiểu hình của cây F1 so với cây bố mẹ (P). Nêu ý nghĩa của sự khác biệt này trong công tác chọn tạo giống.
Quan sát hình 12.1 và nhận xét sự khác biệt về đặc điểm kiểu hình của cây F1 so với cây bố mẹ (P). Nêu ý nghĩa của sự khác biệt này trong công tác chọn tạo giống.

Lời giải
- Nhận xét sự khác biệt về đặc điểm kiểu hình của cây F1 so với cây bố mẹ (P): Kiểu hình của cây F1 (chiều cao, số lượng bắp,…) vượt trội hơn đời bố mẹ.
- Ý nghĩa: Việc phép lai hữu tính có thể tạo ra đời con có kiểu hình vượt trội hơn so với đời bố mẹ mở ra triển vọng tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi ưu việt (khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn).
Câu 2
Làm cách nào để tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống?
Làm cách nào để tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống?
Lời giải
Lai hữu tính là phương pháp thường được sử dụng để tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống. Một số phép lai cơ bản thường được sử dụng như giao phối gần (tự thụ phấn, giao phối cận huyết), lai thuận nghịch, lai xa,…
Lời giải
Một số giống cây trồng được tạo thành từ lai hữu tính:
- Giống lúa: LYP9, PR23, lúa Đài thơm 8, ST25, KC06-1,…
- Giống ngô VN116, TM181,…
- Giống đậu tương ĐT34,…
- Giống ca cao CCN 51,…
- Giống chè LDP1, LDP2, CNS 831,…
Lời giải
Lai hữu tính là phương pháp chủ yếu được sử dụng để cải tiến giống vật nuôi.
Lời giải
Một số giống vật nuôi là kết quả của công tác chọn, tạo giống bằng lai hữu tính:
- Bò lai F1 (BBB × lai Sind).
- Giống lợn ReHal
- Gà lai NHLV5
- Con la
- Vịt pha ngan
- Gà lai NHLV5, gà F1 từ tổ hợp lai Mía × Hồ × Lương Phượng
- Giống cá chép V1
- Giống cá chê lai
Lời giải
Bảng 12.1. Thành tựu trong việc áp dụng giống cây trồng, vật nuôi là sản phẩm của lai hữu tính đang được sử dụng ở địa phương
Giống cây trồng, vật nuôi |
Đặc điểm nổi trội |
Ngô VN116 |
Khả năng phát triển và chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu đục thân, có năng suất cao. |
Lúa PR23 |
Chỉ cần trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. |
Lúa ST25 |
Có khả năng chống chịu phèn mặn tốt và khả năng phòng bệnh cao; cho cơm trắng, dẻo, vị ngọt đậm, mùi rất thơm. |
Bò lai F1 (BBB × lai Sind) |
Tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, thích nghi với khí hậu nóng ẩm và khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng, ít bị bệnh, khả năng sinh sản cao. |
Gà lai NHLV5 |
Tỉ lệ nuôi sống đến tuổi trưởng thành đạt 96%, khối lượng cơ thể trung bình ở 15 tuần tuổi đạt 1840, tỉ lệ protein 23 – 25%. |
Cá chép V1 |
Có tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao. |
…. |
|
31 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%