Giải SGK Sinh học 12 CD Bài 4. Đột biến Gene có đáp án

27 người thi tuần này 4.6 351 lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1051 người thi tuần này

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa

7.5 K lượt thi 58 câu hỏi
787 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)

13.7 K lượt thi 40 câu hỏi
531 người thi tuần này

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)

15.6 K lượt thi 50 câu hỏi
360 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

13.3 K lượt thi 40 câu hỏi
339 người thi tuần này

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)

10.6 K lượt thi 40 câu hỏi
289 người thi tuần này

30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

1.6 K lượt thi 29 câu hỏi
285 người thi tuần này

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

25.4 K lượt thi 30 câu hỏi
284 người thi tuần này

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)

5.6 K lượt thi 40 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Nhận xét sự khác nhau giữa đoạn trình tự mã hoá ở gene HBB của người bình thường và người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có cặp nucleotide số 5 là A – T thay vì là T – A như ở người bình thường.

- Nguyên nhân, cơ chế phát sinh của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

+ Nguyên nhân: Bệnh do nguyên nhân bên trong (sự rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào) hoặc do nguyên nhân bên ngoài (các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học) tác động dẫn đến biến đổi cấu trúc của gene HBB.

+ Cơ chế: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến thay thế cặp T – A thành cặp A – T ở vị trí mã bộ ba thứ 6 trong gene HBB dẫn đến thay vì ở vị trí này trong chuỗi polypeptide do gene này quy định là amino acid glutamic acid thì lại là amino acid valine. Valine làm hemoglobin bị khử oxygen, trở thành không hòa tan, hình thành những bó sợi hình ống quánh đặc làm biến dạng hình hồng cầu. 

- Gene gây bệnh có thể xuất hiện do truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (trong trường hợp này có thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ) hoặc tự phát (trong trường hợp này không thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ).

Lời giải

Phân biệt các dạng đột biến gene:

- Dạng đột biến mất một cặp nucleotide: Đột biến làm cho gene bị mất 1 cặp nucleotide.

- Dạng đột biến thêm một cặp nucleotide: Đột biến làm cho gene bị thêm 1 cặp nucleotide.

- Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide: Đột biến làm cho một cặp nucleotide trong gene được thay thế bằng một cặp nucleotide khác.

Tiêu chí

phân biệt

Thay thế

1 cặp nucleotide

Mất

1 cặp nucleotide

Thêm

1 cặp nucleotide

Số lượng nucleotide

Không thay đổi

Giảm 1 cặp nucleotide

Tăng 1 cặp nucleotide

Chiều dài gene

Không thay đổi

Giảm 3,4 Å

Tăng 3,4 Å

Trình tự nucleotide trên gene

Thay đổi ở 1 vị trí xảy ra đột biến

Thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến trở đi

Thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến trở đi

Số liên kết hydrogene

 Tăng lên 1 nếu thay thế A T bằng GC.

 Giảm xuống 1 nếu thay thế GC bằng AT.

 Không thay đổi nếu thay thế AT bằng TA hoặc GC bằng CG.

Giảm xuống 2 (mất cặp AT) hoặc 3 (mất cặp GC).

Tăng lên 2 (thêm cặp AT) hoặc 3 (thêm cặp G – C).

Sự ảnh hưởng lên protein

Tùy thuộc vào hướng đột biến thay thế:

- Đột biến đồng nghĩa: mã di truyền không thay đổi, không ảnh hưởng đến phân tử protein nó điều khiển tổng hợp.

- Đột biến sai nghĩa: làm thay đổi 1 amino acid ở vị trí đột biến.

- Đột biến vô nghĩa: làm xuất hiện sớm bộ ba kết thúc trên gene làm phân tử protein ngắn lại, thậm chí không được tổng hợp.

- Cấu trúc của protein bị thay đổi bắt đầu từ vị trí đột biến do thay đổi khung đọc mã di truyền.

- Cấu trúc của protein bị thay đổi bắt đầu từ vị trí đột biến do thay đổi khung đọc mã di truyền.

Lời giải

Cơ chế xảy ra đột biến ở hình 4.3 là do hiện tượng bắt cặp nhầm trong tái bản DNA của nitrogenous base dạng hiếm G*: G chuyển sang dạng hiếm G*. Trong lần tái bản đầu tiên, G dạng hiếm (G*) bắt cặp nhầm với T. Trong lần tái bản thứ hai, T bị bắt cặp nhầm sẽ bắt cặp đúng với A tạo nên đột biến thay thế cặp G – C thành A – T (G* - C → G* - T → A – T).

Lời giải

Vai trò của đột biến gene:

- Trong tiến hóa, đột biến gene hình thành các allele khác nhau của một gene, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. 

- Trong chọn giống, đột biến gene cũng có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống: Các nhà khoa học có thể chủ động gây đột biến gene trên cơ thể sinh vật để chọn lọc nhằm tạo ra các giống mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất và ứng dụng.

- Trong nghiên cứu di truyền, đột biến gene có vai trò là một công cụ nghiên cứu: Các nhà khoa học chủ động gây đột biến, sau đó nghiên cứu sự biểu hiện của các thể đột biến để đánh giá vai trò và chức năng của gene. Bên cạnh đó, nghiên cứu các thể đột biến giúp phát hiện các đột biến có lợi hoặc có hại, từ đó chủ động tạo ra các đột biến mong muốn phục vụ nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu các gene đột biến ở cơ thể bố mẹ có thể đưa ra thông tin dự đoán về sự biểu hiện tính trạng tương ứng ở thế hệ tiếp theo.

Lời giải

Một số giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến gene:

- Đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm khiến cho chồi cây cải phân nhánh mạnh đã được con người chọn lọc tại nên các loại súp lơ trắng và súp lơ xanh, trong khi nhánh tiến hóa có cùng tổ tiên không bị đột biến hình thành nên các giống bắp cải và cải xoăn.

- Tạo giống hoa lan đột biến gene có 5 cánh trắng mang lại giá trị kinh tế cao.

- Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt; đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng là đột biến có lợi trong môi trường có thuốc trừ sâu.

- Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

70 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%