Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
212 lượt thi câu hỏi
288 lượt thi
Thi ngay
248 lượt thi
340 lượt thi
219 lượt thi
251 lượt thi
202 lượt thi
341 lượt thi
168 lượt thi
420 lượt thi
173 lượt thi
Câu 1:
Đọc khổ thơ 1, em hình dung quang cảnh Trái Đất lúc ban đầu như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Trái Đất lúc ấy toàn là trẻ con, xung quanh chưa có gì, kể cả cây cỏ
b) Trái Đất lúc ấy toàn là người lớn, xung quanh chưa có gì, kể cả cây cỏ.
c) Trái Đất lúc ấy chưa có con người, chỉ có cây cỏ và một số con vật nhỏ.
d) Trái Đất lúc ấy chưa có con người và chưa có bất cứ thứ gì khác.
Theo giải thích của tác giả, mọi người, mọi vật sinh ra vì ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Mọi người, mọi vật sinh ra vì Mặt Trời.
b) Mọi người, mọi vật sinh ra vì Trái Đất.
c) Mọi người, mọi vật sinh ra vì những người sống trên Trái Đất.
d) Mọi người, mọi vật sinh ra vì trẻ em, để chăm sóc, dạy dỗ trẻ em nên người.
Câu 2:
Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Viết tiếp câu trả lời của em:
- Em thích hình ảnh…………………………………………………………………..
vì:…………………………………………………………………………………….
Câu 3:
Bài thơ muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Trẻ em đã làm nên cuộc sống văn minh, hạnh phúc trên Trái Đất hôm nay.
b) Hãy biết ơn và xứng đáng với tình thương yêu của mọi người dành cho các em.
c) Hãy góp sức cùng mọi người làm cho cuộc sống trên Trái Đất tốt đẹp hơn.
d) Hãy góp sức cùng mọi người viết tiếp câu chuyện cổ tích về loài người.
Câu 4:
Bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì? Nối đúng:
PHẦN (ĐOẠN VĂN)
NHIỆM VỤ
a) Phần 1 (từ đầu đến “... trong lịch sử.”)..
1) Kết thúc bài đọc
b) Phần 2 (từ “Có những sáng chế” đến “... rất hữu ích”.)
2) Mở đầu bài đọc
c) Phần 3 (còn lại).
3) Trình bày nội dung chính.
Câu 5:
Những tiện nghi trong xã hội chúng ta đang sống do đâu mà có? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Đều do các nhà khoa học danh tiếng sáng tạo ra.
Do tất cả mọi người trên Trái Đất sáng tạo ra.
Đều do những người lao động bình thường sáng tạo ra.
Do các nhà khoa học và những người dân bình thường sáng tạo ra.
Câu 6:
Hãy viết những điều em biết về một sáng chế được nhắc tới trong đoạn 2 (chữ viết, điện thoại thông minh, cần gạt nước trên kính xe ô tô,...):
Câu 7:
Vì sao có thể nói “Mỗi sáng chế lớn nhỏ đều góp phần viết nên lịch sử văn minh của loài người."? Đánh dấu ü vào ô trống trước các ý đúng:
Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều góp phần làm cho xã hội tiến bộ hơn.
Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều là kết quả lao động sáng tạo của con người.
Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều là công trình của các nhà khoa học danh tiếng.
Câu 8:
Câu 9:
Nối nghĩa phù hợp với mỗi từ dưới đây:
TỪ
NGHĨA CỦA TỪ
a) Phát minh
1) chế tạo ra cái trước đó chưa từng có
b) Sáng chế
2) tạo ra cái mới, không bị gò bó vào cái đã có
c) Sáng tạo
3) tìm ra một sự vật, hiện tượng, quy luật có ý nghĩa quan trọng
Câu 10:
Gạch dưới những từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành câu sau:
Năm 1878, người ta tổ chức thành công cuộc gọi điện thoại đường dài đầu tiên. Hai đầu dây điện thoại cách nhau tới 300 ki-lô-mét. Những người tham dự cuộc thí nghiệm ở hai đầu dây đều nhảy lên hò reo, vui mừng. Báo chí tới tấp đưa tin về (phát minh, sáng chế, phát kiến) tuyệt vời này.
Câu 11:
Hằng ngày, em vẫn thấy Mặt Trời mọc từ hướng đông và lặn j ở hưởng tây. Nhưng nếu em đứng trên Sao Kim, em sẽ (phát minh, phát hiện, phát kiến) Mặt Trời mọc từ hướng tây và lặn ở hướng đông. Hiện tượng này xảy ra là do Sao Kim tự quay từ đông sang tây, còn Trái Đất thì tự quay từ tây sang đông. Nếu em là người đầu tiên nêu ra hiện tượng kì lạ này trên Sao Kim thì đó sẽ là một (phát minh, phát kiến, phát hiện) đóng góp vào kho tàng kiến thức của loài người.
Câu 12:
Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết qua truyện Lửa thần hoặc bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống.
Câu 13:
Chi tiết nào cho thấy cậu bé Niu-tơn rất có tài quan sát? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Cậu luôn nhìn thấy cái bóng của mình trên đường đi học.
b) Cậu nhìn thấy cái bóng của mình ngả dài trên đường đi học.
c) Cậu thấy cái bóng luôn thay đổi theo ánh nắng Mặt Trời.
d) Về nhà, cậu làm ngay một chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng.
Câu 14:
Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Cậu làm ngay một chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng.
b) Cậu làm ngay bốn chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng.
c) Cậu ứng dụng kết quả quan sát để xác định vị trí của Mặt Trời.
d) Cậu ứng dụng kết quả quan sát để hướng dẫn bà ngoại làm việc.
Câu 15:
Câu chuyện quả táo rụng ở đoạn 2 nói lên điều gì về Niu-tơn? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Niu-tơn trở thành giảng viên đại học khi còn rất trẻ.
b) Niu-tơn say mê nghiên cứu tốc độ rơi của các vật.
c) Khi suy nghĩ về một vấn đề gì, Niu-tơn thường quên hết mọi thứ xung quanh.
d) Niu-tơn luôn quan sát và tự đặt câu hỏi về các hiện tượng diễn ra xung quanh.
Câu 16:
Việc Niu-tơn luôn đặt ra và tìm cách trả lời những câu hỏi về các hiện tượng xung quanh đã giúp ông thành công như thế nào trong khoa học? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Đã giúp ông giành được Giải thưởng Nô-ben.
b) Đã giúp ông trở thành một nhà bác học vĩ đại.
c) Đã giúp ông trở thành một giảng viên đại học năm 22 tuổi.
d) Đã giúp ông chế tạo ra chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng.
Câu 17:
Câu chuyện ở đoạn 3 giúp em hiểu điều gì về nhà bác học Niu-ton? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Khi làm việc, Niu-tơn rất tập trung suy nghĩ, quên hết mọi việc khác.
b) Khi làm việc, Niu-tơn thường quên cả bạn bè, quên ăn uống.
c) Khi Niu-tơn làm việc, mọi người thường phải ăn cơm trước.
d) Khi Niu-tơn làm việc, mọi người thường đến giúp đỡ ông.
Câu 18:
Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
Ý
ĐÚNG
SAI
a) Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
b) Vượt Đại Tây Dương, đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ.
c) Vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu.
d) Chứng minh Trái Đất hình cầu.
Câu 19:
Đoàn thám hiểm đi qua những đâu?
Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mỹ – Thái Bình Dương – châu Âu – châu Á – Ân Độ Dương.
Châu Âu –Thái Bình Dương – châu Mỹ – Đại Tây Dương – Án Độ Dương – châu Âu – châu Á.
Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mỹ – Ấn Độ Dương – châu Á – Thái Bình Dương – châu Âu.
Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mỹ – Thái Bình Dương – châu Á – Ấn Độ Dương – châu Âu.
Câu 20:
Chuyến thám hiểm kéo dài bao nhiêu ngày?
1519 ngày.
1522 ngày
Hơn 1.000 ngày.
200 ngày.
Câu 21:
Đoàn thám hiểm gặp những khó khăn gì trong chuyến đi? Đánh dấu üvào những ô thích hợp:
a) Vì Thái Bình Dương rất rộng, đi mãi không thấy bờ nên thức ăn, nước ngọt cạn dần, phải uống nước tiểu, ninh đồ da để ăn.
b) Mỗi ngày có vài ba thuỷ thủ chết, phải ném xác xuống biển.
c) Gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
d) Đoàn thám hiểm phải giao tranh với thổ dân trên đảo Mác-tan. Ma-gien-lăng bỏ mình, không nhìn thấy kết quả của chuyến đi.
Câu 22:
Chuyến đi của đoàn thám hiểm mang lại những nhận thức mới nào về thế giới? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Chuyến đi cho thấy con người hoàn toàn có thể đi vòng quanh thế giới bằng thuyền.
Chuyến đi đã khẳng định Trái Đất có ba châu lục là châu Âu, châu Á và châu Mỹ.
Chuyến đi đã khẳng định Trái Đất có ba đại dương là Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Chuyến đi đã chứng minh Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Câu 23:
Câu chuyện giúp em hiểu gì về các nhà thám hiểm? Đánh dấu üvào những ô thích hợp:
Câu 24:
Gạch dưới tên một cơ quan, tổ chức trong câu sau:
Ngày 24-3-1963, trong buổi trồng cây cùng học sinh Trường Phổ thông cấp II Tam Sơn tại Nhà Lưu niệm Ngô Gia Tự, thầy Nguyễn Đức Thìn, Tổng phụ trách Đội, đã khởi xướng phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”.
Câu 25:
Tên cơ quan, tổ chức ở bài tập 1 được viết như thế nào tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên trong tên đó.
b) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng trong tên đó.
c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Câu 26:
Câu 27:
Viết lại tên của tổ chức Đội trong đoạn văn sau cho đúng.
Ngày 15-5-1977, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đội, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động một phong trào thi đua. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.
Câu 28:
Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) giới thiệu về gia đình em, trong đó có tên trường em (hoặc anh, chị, em của em) đang học và tên cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ (hoặc người thân khác) của em đang làm việc.
Câu 29:
Tin tức về chuyến bay của Ga-ga-rin được thế giới đón nhận như thế nào? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Báo chí tất cả các nước đều đưa tin về chuyến bay này.
b) Chỉ có một tờ báo tiếng Anh đưa tin về chuyến bay này.
c) Người đầu tiên thực hiện chuyến bay vào vũ trụ là Ga-ga-rin.
d) Tin tức về chuyến bay chấn động toàn thế giới.
Câu 30:
Cuộc diễu hành của hàng triệu người ở Mát-xcơ-va thể hiện điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Cuộc diễu hành thể hiện niềm vui vô hạn của người dân.
b) Cuộc diễu hành thể hiện thành tựu chinh phục vũ trụ.
c) Cuộc diễu hành thể hiện thành công của Ga-ga-rin.
Câu 31:
Phi công vũ trụ Ga-ga-rin có tuổi thơ và tuổi thanh niên thế nào? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Khi Ga-ga-rin lên bảy, làng quê ông bị phát xít Đức xâm chiếm.
b) Gia đình Ga-ga-rin bị quân phát xít đuổi ra khỏi nhà và phải sống trong một túp lều đắp bằng bùn.
c) Chiến tranh kết thúc, Ga-ga-rin vừa đi học vừa làm trong một xưởng đúc.
d) Khi tên lửa chuẩn bị xuất phát, nhà du hành xuất thân thợ đúc đã buông một câu nói mộc mạc không theo nghi thức vào máy bộ đàm: “Đi thôi!”.
Câu 32:
Theo tác giả, điều gì tạo nên sức cuốn hút của Ga-ga-rin? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Thành công của chuyến bay đã làm nên sức cuốn hút của Ga-ga-rin.
b) Trí tuệ và sức mạnh thể chất đã làm nên sức cuốn hút của Ga-ga-rin.
c) Nụ cười và sự giản dị, thân thiện đã làm nên sức cuốn hút của Ga-ga-rin.
d) Những lời mời dành cho nhà du hành vũ trụ đã làm nên sức cuốn hút của Ga-ga-rin.
Câu 33:
Hình ảnh Ga-ga-rin bất chấp trời mưa, đứng trên xe mui trần vẫy chào công chúng nói lên điều gì về ông? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Ông là một người rất thân thiện, trân trọng mọi người và có ý thức trách nhiệm về công việc của mình.
b) Ông là một người rất nhân hậu, lạc quan và có ý thức trách nhiệm về công việc của mình.
c) Ông là một người có sức khoẻ tốt, không sợ mưa gió và thời tiết bất thường.
d) Ông là một người rất trân trọng công chúng và thân thiện với môi trường.
Câu 34:
Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Tôn Thất Tùng sinh ra trong gia đình quan lại nhưng ông chọn con đường làm bác sĩ.
b) Thời trai trẻ của ông trôi qua trong bốn bức tường bệnh viện.
c) Ông đã miệt mài suốt bốn năm trong các phòng mổ xác, nghiên cứu hơn 200 lá gan để hoàn thành một công trình về gan.
d) Năm 1963, ông hoàn thiện và giới thiệu phương pháp cắt gan của mình.
Câu 35:
Những chi tiết ở đoạn 2 nói lên điều gì về bác sĩ Tôn Thất Tùng? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Những chi tiết ấy nói lên tài năng đặc biệt của bác sĩ Tôn Thất Tùng.
b) Những chi tiết ấy nói lên lòng yêu nghề, yêu nước của bác sĩ Tôn Thất Tùng.
c) Những chi tiết ấy nói lên những khó khăn mà bác sĩ Tôn Thất Tùng phải vượt qua.
d) Những chi tiết ấy nói lên sự quý mến của người bệnh đối với bác sĩ Tôn Thất Tùng.
Câu 36:
Sau khi hoà bình lập lại, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã có những đóng góp gì cho y học? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Ông làm Giám đốc Bệnh viện Việt – Đức.
b) Ông thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên và đặt nền móng cho khoa mổ sọ não.
c) Ông đã hoàn thiện phương pháp mổ gan mới, được ghi nhận ở một số từ điển y học quốc tế.
d) Ông luôn có mặt ở các trạm phẫu thuật tiền phương trong nhiều chiến dịch lớn.
Câu 37:
Theo em, điều gì đã giúp bác sĩ Tôn Thất Tùng thành dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Bác sĩ Tôn Thất Tùng thành công vì đã chọn con đường phù hợp với tài năng và sự say mê của mình.
b) Bác sĩ Tôn Thất Tùng thành công vì yêu nghề, yêu nước.
c) Bác sĩ Tôn Thất Tùng thành công vì tài năng, đam mê nghiên cứu.
d) Bác sĩ Tôn Thất Tùng thành công vì ông là người duy nhất ở Việt Nam được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri tặng Huy chương Phẫu thuật Quốc tế.
Câu 38:
Câu 39:
Viết lại những tên riêng sau cho đúng:
- Trường tiểu học Nam Thành Công:……………………………………………….
- Trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn:…………………………………………….
- Phòng giáo dục và đào tạo quận Ba Đình :…………………………………………..
- Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định:…………………………………………..
- Hội khuyến học tỉnh Hưng yên:……………………………………………………
- hội Chữ thập đỏ Việt Nam :……………………………………………………….
- Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam :…………………………………………………
- quỹ nhi đồng Liên hợp quốc :……………………………………………………….
Câu 40:
Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết.
Câu 41:
Viết đoạn văn ngắn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích.
Câu 42:
Khi nhận thấy hiện tượng lạ, cô bé Ma-ri-a đã làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Chỉ ngồi lặng lẽ quan sát.
b) Chỉ tự đặt cho mình câu hỏi.
c) Chỉ ngồi nghĩ c7 ách giải thích.
d) Vào bếp, tự mình làm thí nghiệm.
Câu 43:
Khi Ma-ri-a nói với cha về phát hiện của mình, thái độ của người cha thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Cha cô hết sức vui mừng.
b) Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách.
c) Ông hỉ hả nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.
d) Ông tin là Ma-ri-a sẽ được Giải thưởng Nô-ben.
Câu 44:
Lời tiên đoán của người cha đã thành sự thật như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Ma-ri-a biết quan sát và tự đặt cho mình câu hỏi.
b) Ma-ri-a biết làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi.
c) Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học.
d) Ma-ri-a được Giải thưởng Nô-ben.
Câu 45:
Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ trong bài đọc chỉ công việc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của nhà khoa học? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) quan sát, thí nghiệm, phát minh, phát hiện
b) giáo sư, gia tộc, đại học, thí nghiệm
c) gia tộc, phát minh, phát hiện, đại học 8JJ
d) đại học, quan sát, thí nghiệm, giáo sư
Câu 46:
Dựa theo nội dung bài đọc, hãy viết bản hướng dẫn thực hiện thí nghiệm của cô bé Ma-ri-a theo 4 bước.
a) Bước 1: Đặt tách trà lên đĩa, bưng đi.
b) Bước 2: Rung lắc nhẹ đĩa trà và quan sát.
c) Bước 3:…………………………………………………………………………….
d) Bước 4:……………………………………………………………………………
42 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com