Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
21482 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Tại sao trong đối ngoại cần phải tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi?
A. Các nước dù lớn hay nhỏ đều có quyền được sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc, phát triển.
B. Vì các nước đều là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
C. Vì nền hòa bình, tiến bộ của nhân loại.
D. Các nước cùng sinh sống, cùng tồn tại trên một địa cầu.
Câu 2:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự xung đột giữa các quốc gia trên thế giới?
A. Xung đột quyền lợi về kinh tế
B. Mâu thuẫn về chính trị.
C. Bất đồng về văn hóa.
D. Bất đồng về ngôn ngữ.
Câu 3:
Nguyên tắc đối ngoại: "Tôn trọng độc lập, chủ quyền và..., không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau"
A. Toàn vẹn lãnh thổ.
B. Bình đẳng, cùng có lợi
C. Chủ quyền biển, đảo.
D. Độc lập, tự chủ.
Câu 4:
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?
A. 1945.
B. 1975.
C. 1977.
D. 1995.
Câu 5:
Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh là gì?
A. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.
B. Tích cực tham gia phát triển kinh tế.
C. Thường xuyên rèn luyện sức khỏe
D. Đóng thuế đầy đủ.
Câu 6:
Ở nước ta quân đội do ai lãnh đạo?
A. Nhân dân.
B. Nhà nước.
C. Đảng cộng sản Việt Nam.
D. Chính phủ.
Câu 7:
Trong thời đại ngày nay cần kết hợp quốc phòng và an ninh với:
A. Kinh tế - xã hội
B. Giáo dục và đào tạo.
C. Văn hóa.
D. Khoa học - kĩ thuật.
Câu 8:
Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?
A. Việc làm thiếu trầm trọng.
B. Việc là là vấn đề không cần quan tâm nhiều
C. Việc làm đã được giải quyết hợp lí
D. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị.
Câu 9:
Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì?
A. Phát triển nguồn nhân lực.
B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động
D. Xuất khẩu lao động.
Câu 10:
Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm nước ta là gì?
A. Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
B. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề
C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
D. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề.
Câu 11:
Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?
A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
B. Người thừa hành trong xã hội.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 12:
Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Yểm bùa.
B. Thắp hương trước lúc đi xa.
C. Không ăn trứng trước khi đi thi.
D. Xem bói.
Câu 13:
Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước
A. Xử lí thật nặng.
B. Ngăn chặn, xử lí.
C. Xử lí nghiêm minh
D. Xử lí nghiêm khắc.
Câu 14:
Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là bao nhiêu giờ/ngày?
A. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
B. Không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giò một tuần.
C. Không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần
D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
Câu 15:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm xuất phát từ mục đích vì con người, đề cao nhân tố con người." là một nội dung thuộc...
A. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
C. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
D. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 16:
Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị xử lí như thế nào?
A. Phạt cảnh cáo.
B. Cải tạo không giam giữ đến hai năm.
C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên
Câu 17:
"Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định." là một nội dung thuộc...
A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 18:
"Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ" là một nội dung thuộc...
A. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
C. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
D. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Câu 19:
Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh
B. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
Câu 20:
Qui định về người có quyền khiếu nại tố cáo là một nội dung thuộc:
A. Ý nghĩa quyền khiếu nại tố cáo.
B. Nội dung quyền khiếu nại tố cáo.
C. Khái niệm quyền khiếu nại tố cáo.
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.
Câu 21:
Cảnh sát giao thông ghi biên lai xử phạt người vi phạm giao thông thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật.
Câu 22:
Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:
A. Áp dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 23:
Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là.........
A. 4 - chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản - XHCN
B. 4 - chủ nô - phong kiến - tư hữu - XHCN
C. 4 - địa chủ - nông nô, phong kiến - tư bản - XHCN
D. 4 - phong kiến - chủ nô - tư sản - XHCN
Câu 24:
"Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ." là một nội dung thuộc...
A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 25:
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
C. Quy định các bổn phận của công dân
D. Quy định các hành vi không được làm.
Câu 26:
Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh B chửi, lăng mạ A, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đâu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Không vi phạm gì.
Câu 27:
Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của Toà án hoặc của Viện kiểm sát.
B. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
C. Công an có thể bắt người vi phạm pháp luật nếu nghi ngờ.
D. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 28:
Về cơ bản, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo mấy bước?
A. 4 bước.
B. 3 bước.
C. 2 bước.
D. 1 bước.
Câu 29:
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh, nhân thân và gia đình... như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:
A. Có thể khác nhau.
B. Ngang nhau.
C. Bằng nhau.
D. Như nhau.
Câu 30:
Loại hợp đồng nào phổ biến nhất trong sinh hoạt hàng ngày của công dân?
A. Hợp đồng dân sự.
B. Hợp đồng mua bán.
C. Hợp đồng vay mượn.
D. Hợp đồng lao động.
Câu 31:
Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là...
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 32:
Theo Hiến pháp nước ta đối với công dân lao động được hiểu như thế nào?
A. Quyền và nghĩa vụ.
B. Nghĩa vụ.
C. Quyền lợi.
D. Bổn phận.
Câu 33:
Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực nào sau đây?
A. Môi trường.
B. Kinh tế
D. Quốc phòng an ninh
Câu 34:
Anh M dùng chiếc ô tô tải để vận chuyển vật liệu xây dựng đem đi bán cho nhân dân trong xã mình ở. Trong trường hợp này, thuộc tính nào của ô tô đã được thực hiện?
A. Giá trị sử dụng.
B. Giá trị kinh tế.
C. Giá trị trao đổi.
D. Giá trị.
Câu 35:
Trong quá trình thi công nhà của mình ông A đã làm lún, sụt và nứt móng nhà bà H, nhiều lần bà H yêu cầu ông A khắc phục hậu quả nhưng ông A vẫn cố tình không thực hiện. Nếu là bà H anh/chị sẽ chọn cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Tố cáo hành vi của ông A.
B. Khiếu nại lên UBND xã/phường.
C. Kiện lên tòa án nhân dân tỉnh.
D. Thuê người gây sức ép yêu cầu ông A phải khắc phục.
Câu 36:
Bà M thấy mất chiếc điện thoại mới mua, bà M nghi cho người hàng xóm là H lấy trộm, bà đã bật định vị và biết rằng điện thoại đang ở nhà H. Ngay lập tức bà đã xông vào nhà H lục soát điện thoại và đã tìm thấy dưới ghế nhà H. Trong trường hợp này bà M đã vi phạm...
A. Quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, tính mạng
C. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 37:
Chương trình truyền hình "Vượt lên chính mình" là nội dung phản ánh lĩnh vực nào?
A. Xã hội.
C. Chính trị.
D. Văn hoá.
Câu 38:
A 16 tuổi, cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật kí của A. Nếu là A em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ.
B. Xem trộm điện thoại của cha mẹ cho hả giận.
C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.
D. Mách chuyện với ông bà để nhờ ông bà xử lí.
Câu 39:
Trong quá trình giới thiệu ứng cử viên để bầu vào Hội đồng nhân dân xã X, sau phần giới thiệu ứng cử ông B đã phát biểu ý kiến và tự ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã X. Giữa ông B và ông K trưởng ban bầu cử vốn có mâu thuẫn từ trước, ông K đã không chấp thuận quyền tự ứng cử của ông B vì ông B đang chấp hành hình phạt tù treo theo quyết định của Toà án quận V. Ông K đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?
A. Giới thiệu ứng cử.
B. Tự ứng cử.
C. Bình đẳng.
D. Không vi phạm.
Câu 40:
Ông S trồng được một vườn rau rất xanh tốt thì bị bò của ông B vào ăn và phá nát vườn rau. Quá bực tức ông S đã chặt chân bò nhà ông B. Theo anh/chị ông B đã vi phạm ngành luật nào?
A. Hành chính
B. Hình sự.
C. Dân sự.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com