Lực căng bề mặt của chất lỏng

31 người thi tuần này 4.6 1.9 K lượt thi 6 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Một vành khuyên mỏng có đường kính 34 mm, đặt nằm ngang và treo vào đầu dưới của một lò xo để thẳng đứng. Nhúng vành khuyên vào một cốc nước, rồi cầm đầu kia của lò xo và kéo vành khuyên ra khỏi nước, ta thấy lò xo dãn thêm 32 mm. Tính hệ số căng mặt ngoài của nước. Biết lò xo có độ cứng 0,5 N/m.

Lời giải

Vành khuyên bắt đầu được kéo ra khỏi mặt nước khi lực đàn hồi bằng lực căng mặt ngoài:

   Fđh=Fc hay kDl = s2pd ð s = kΔl2πd  = 74,9.10-3 N/m.

Câu 2

Nhúng một khung hình vuông mỗi cạnh dài 8,75 cm, có khối lượng 2 g vào trong rượu rồi kéo lên. Tính lực kéo khung lên. Biết hệ số căng mặt ngoài của rượu là 21,4.10-3 N/m.

Lời giải

Lực kéo khung lên: Fk = P + Fc = m.g + s.2.4.a = 0,035 N.

Câu 3

Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm và đường kính trong là 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực bứt vòng xuyến này khỏi bề mặt của glixêrin ở 20°Clà 64,3 mN. Tính hệ số căng mặt ngoài của glixêrin ở nhiệt độ này.

Lời giải

. Lực kéo vòng xuyến lên:

   Fk = P + s.p(d1+d2) ð s = FkPπ(d1+d2)  = 73.10-3 N.

Câu 4

Một vòng nhôm hình trụ rổng có bán kính trong 3 cm, bán kính ngoài 3,2 cm, chiều cao 12 cm đặt nằm ngang trong nước. Tính độ lớn lực cần thiết để nâng vòng ra khỏi mặt nước. Biết trọng lượng riêng của nhôm là 28.103 N/m3; suất căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m; nước dính ướt nhôm.

Lời giải

Lực cần thiết để nâng vòng nhôm lên:

   F = P + s.2p(r1+r2) = hp(r22  - r12 )r + s.2p(r1+r2) = 0,0114 N.

Câu 5

Để xác định suất căng mặt ngoài của rượu người ta làm như sau: Cho rượu vào trong bình, chảy ra ngoài theo ống nhỏ giọt thẳng đứng có đường kính 2 mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia 2 giây. Sau thời gian 780 giây thì có 10 g rượu chảy ra. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Lấy g = 10 m/s2.

Lời giải

Khi trọng lượng của giọt rượu bằng lực căng mặt ngoài tác dụng lên nó thì giọt rượu rơi xuống nên:

 mtΔtg  = s.p.d ð s = mgΔttπd  = 40,8.10-3 N/m.

Câu 6

Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Bán kính quả cầu là 0,2 mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m. Bỏ qua lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu.

   a) Tính lực căng mặt ngoài lớn nhất tác dụng lên quả cầu khi nó đặt trên mặt nước.

   b) Quả cầu có trọng lượng bằng bao nhiêu thì nó không bị chìm?

Lời giải

a) Lực căng mặt ngoài lớn nhất: F = s.2p.r = 9,2.10-5 N.

   b) Quả cầu không bị chìm khi: P £ F = 9,2.10-5 N.

 

4.6

371 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%