Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6931 lượt thi 30 câu hỏi 30 phút
5634 lượt thi
Thi ngay
3517 lượt thi
3165 lượt thi
3015 lượt thi
4066 lượt thi
2700 lượt thi
2394 lượt thi
2630 lượt thi
2666 lượt thi
Câu 1:
Trong các quặng cho dưới đây, quặng nào có chứa CaCO3 ?
A. Xiđerit.
B. Đôlômit.
C. Cacnalit.
D. Cuprit.
Câu 2:
Lượng CO2 trong không khí được điều tiết bởi yếu tố nào dưới đây ?
A. Quá trình quang hợp của cây xanh.
B. Cân bằng hóa học giữa CO2, CaCO3 và Ca(HCO3)2 trong nước biển.
C. Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch theo công ước quốc tế.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 3:
Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì
A. than gỗ có tính khử mạnh.
B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.
C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.
D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.
Câu 4:
Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể
A. nguyên tử điển hình.
B. kim loại điển hình.
C. ion điển hình.
D. phân tử điển hình.
Câu 5:
Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào ?
A. Al, Cu, Mg, Fe.
B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.
D. Al, Cu, MgO, Fe.
Câu 6:
Trong các chất dưới đây, chất nào là một dạng thù hình của cacbon ?
A. Than cốc.
B. Fuleren.
C. Than hoa.
D. Cacbon vô định hình.
Câu 7:
Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thì hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.
B. có các bọt khí không màu thoát ra khỏi dung dịch.
C. dung dịch xuất hiện kết tủa màu lục nhạt.
D. trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, đồng thời thoát ra bọt khí không màu.
Câu 8:
Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là
A. không màu.
B. màu đỏ.
C. màu hồng.
D. màu tím.
Câu 9:
Nhận xét nào dưới đây về cacbon đioxit là không chính xác ?
A. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Là chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí được dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 10:
Phân tử N2 có công thức cấu tạo NN với 14 electron trong phân tử, phân tử CO cũng có 14 electron. Vậy công thức cấu tạo nào dưới đây là của CO ?
A. C≡O
B. C=O
C. C→=O
D. C←=O
Câu 11:
Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chì ?
A. Chì.
B. Than đá.
C. Than chì.
D. Than vô định hình.
Câu 12:
Câu nào sau đây đúng ? Trong các phản ứng hóa học
A. cacbon chỉ thể hiện tính khử.
B. cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. cacbon không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.
D. cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.
Câu 13:
Khi muốn khử độc, lọc nước, lọc khí,… người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây ?
A. Than hoạt tính.
B. Than chì.
C. Than đá.
D. Than cốc.
Câu 14:
Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về CO ?
A. Là một oxit axit.
B. Là chất khử mạnh.
C. Chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước.
D. Liên kết giữa C và O là liên kết ba.
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây về CO2 là không chính xác ?
A. CO2 là một oxit axit.
B. CO2 tan trong nước tạo dung dịch có tính axit.
C. CO2 là khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. Liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết phân cực nên CO2 là phân tử có cực.
Câu 16:
Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào dưới đây trước bữa ăn ?
A. Nước đường
B. Dung dịch NaOH loãng
C. Nước muối
D. Dung dịch NaHCO3
Câu 17:
Công thức cấu tạo đúng của phân tử CO2 là công thức nào dưới đây ?
A. O←C→O
B. O=C→O
C. O=C=O
D. O=C-O
Câu 18:
Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?
A. Phân tử CO2 phân cực âm về phía nguyên tử O.
B. Phân tử CO2 phân cực dương về phía nguyên tử C.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Sự phân cực của phân tử CO2 tùy thuộc vào trạng thái tồn tại.
Câu 19:
Dung dịch muối X làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X với Y thấy tạo thành kết tủa. X, Y lần lượt là cặp chất nào dưới đây ?
A. NaHCO3 và BaCl2
B. Na2CO3 và Ba(OH)2
C. Na2CO3 và BaCl2
D. NaHCO3 và Ba(OH)2
Câu 20:
Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể dẫn hỗn hợp trên lần lượt qua các bình đựng các hóa chất nào dưới đây ?
A. NaOH và H2SO4 đặc.
B. Na2CO3 và P2O5
C. H2SO4 đặc và KOH
D. NaHCO3 và P2O5.
Câu 21:
Các nguyên tố trong dãy nào dưới đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại?
A. Sn, Pb, Ge, Si, C.
B. Pb, Sn, Ge, Si, C.
C. Pb, Ge, Sn, Si, C.
D. Sn, Ge, Pb, Si, C.
Câu 22:
Để loại bỏ khí SO2 có lẫn trong khí CO2, có thể dẫn hỗn hợp khí đó qua chất nào dưới đây ?
A. Dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2).
B. Bột CuO nung nóng.
C. Dung dịch nước brom.
D. Dung dịch NaOH.
Câu 23:
Có hai chất rắn màu trắng, đựng trong hai lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3 và Na2CO3. Để nhận ra hai chất này ta có thể dùng chất nào ?
A. Nước cất.
B. HCl.
C. NaOH.
D. CO2.
Câu 24:
Để thu được CO2 tinh khiết từ phản ứng CaCO3 với dung dịch HCl người ta cho sản phẩm khí đi qua lần lượt các bình nào sau đây ?
B. H2SO4 đặc và NaOH.
C. H2SO4 đặc và NaHCO3.
D. NaHCO3 và H2SO4 đặc.
Câu 25:
Thổi khí CO2 vào bình nước vôi trong cho tới dư, sau phản ứng
A. thu được muối duy nhất CaCO3.
B. thu được muối duy nhất Ca(HCO3)2.
C. thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.
D. không thu được muối.
Câu 26:
Trong nhóm cacbon, các nguyên tố kim loại là
A. Si, Ge.
B. Ge, Sn.
C. Ge, Pb.
D. Sn, Pb.
Câu 27:
Vôi sống sau khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu để lâu ngày trong không khí, vôi sống sẽ “chết”. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây ?
A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
B. CaO + CO2 → CaCO3
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
D. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 28:
Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động tự nhiên ?
A. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Câu 29:
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. C + 2H2 → CH4
B. C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
C. 4C + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2
D. C + CO2 → 2CO
Câu 30:
Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa những hóa chất là
A. FeO và MgO
B. FeO và Al2O3
C. CuO và than hoạt tính
D. than hoạt tính
1386 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com