Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
22187 lượt thi 50 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng tự oxi hóa khử
A. MnO2 + 4HCl → 2MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2KI + O3 + H2O → 2KOH + I2 + O2
C. 2Cl2 + 6KOH →to 5KCl + KClO3 + 3H2O
D. Fe2O3 + 2Al →to Al2O3 + 2Fe
Câu 2:
Tính sát trùng và tẩy màu của nước Gia-ven là do
A. NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh
B. NaClO phân hủy ra Cl2 là chất có tính oxi hóa mạnh
C. Trong NaClO, Cl có số oxi hóa +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh
D. NaCl trong nước có tính tẩy màu và sát trùng
Câu 3:
Cho 3 dãy các axit: HF, HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4. Axit mạnh nhất là
A. HF
B. HCl
C. HClO
D. HClO4
Câu 4:
Để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp nào sau đây
A. phương pháp sunfat
B. phương pháp tổng hợp
C. clo hóa các chất hữu cơ
D. phương pháp khác
Câu 5:
Trong công nghiệp HCl có thể điều chế bằng phương pháp sunfat theo phản ứng:
2NaCl (tinh thể) + H2SO4 (đặc) →to 2HCl + Na2SO4.
Tại sao phương pháp này không được dùng để điều chế HBr và HI
A. Do tính axit của H2SO4 yếu hơn HBr và HI
B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm
C. Do HBr và HI sinh ra là chất độc
D. Do có phản ứng giữa HBr, HI với H2SO4 (đặc, nóng)
Câu 6:
Phương pháp điều chế nước Gia-ven trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch muối ăn (không có màng ngăn)
B. điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn)
C. cho clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nguội
D. cho clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng
Câu 7:
Phân KCl là một loại phân bón hóa học được tách ra từ quặng xinvinit (NaCl.KCl) dựa vào sự khác nhau giữa KCl và NaCl về
A. nhiệt độ nóng chảy
B. độ tan trong nước theo nhiệt độ
C. tính chất hóa học
D. nhiệt độ sôi
Câu 8:
Để điều chế khí HF người ta dùng phản ứng nào sau đây
A. H2 + F2 → 2HF
B. 2NaF + H2SO4 → Na2SO4 + 2HF
C. CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF
D. 2HF + 2H2O → 4HF + O2
Câu 9:
Để phân biệt được dung dịch NaF và dung dịch NaCl, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các chất sau đây?
A. Ba(OH)2
B. AgNO3
C. NaNO3
D. hồ tinh bột
Câu 10:
Để nhận ra khí hiddro clorua trong số các khí đựng riêng biệt: HCl, SO2, O2 và H2 ta làm như sau
A. dẫn từng khí qua dung dịch phenolphatalein
B. dẫn từng khí qua dung dịch AgNO3
C. dẫn từng khí qua CuSO4 khan, nung nóng
D. dẫn từng khí qua dung dịch KNO3
Câu 11:
Chất nào sau đây được dùng để làm khô khí hiđro clorua
A. P2O5
B. K2O
C. CaO
D. NaOH rắn
Câu 12:
Thuốc thử thích hợp để nhận biết 5 dung dịch đựng trong 5 lọ riêng biệt Na2CO3, AgNO3, NaCl, NaBr, NaI là
A. HCl
B. Pb(NO3)2
C. AgNO3
D. Cả A và C đều đúng
Câu 13:
Khi cho khí clo vào dung dịch chứa KOH đậm đặc có dư, đun nóng thì dung dịch thu được chứa các chất nào dưới đây
A. KCl, KOH dư
B. KCl, KClO, KOH dư
C. KCl, KCO3, KOH dư
D. KClO, KOH dư
Câu 14:
Cho sơ đồ biến hóa sau: Cl2 → A → B → C → A → Cl2.
Trong đó A, B, C đều là những chất rắn, B và C đều chứa Na. A, B, C trong chuỗi biến hóa có thể là các chất nào dưới đây?
A. NaCl, NaBr, Na2CO3
B. NaBr, NaOH, Na2CO3
C. NaCl, Na2CO3, NaOH
D. NaCl, NaOH, Na2CO3
Câu 15:
K là chất kết tinh không màu, khi tác dụng với axit sunfuric đặc tạo ra khí không màu L. Khi L tiếp xúc với không khí ẩm tạo ra khói trắng, dung dịch đặc của L trong nước tác dụng với mangan đioxit sinh ra khí M có màu lục nhạt. Khi cho M tác dụng với Na nóng chảy lại tạo ra chất K ban đầu. K, L, M lần lượt là
A. NaCl, HCl, Cl2
B. NaBr, Br2, HBr
C. Cl2, HCl, NaCl
D. NaI, HI, I2
Câu 16:
Những nguyên tố ở nhóm nào có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5
A. Nhóm cacbon
B. Nhóm nitơ
C. Nhóm Oxi
D. Nhóm Halogen
Câu 17:
Các nguyên tử Halogen đều có
A. 3e ở lớp ngoài cùng
B. 5e ở lớp ngoài cùng
C. 7e ở lớp ngoài cùng
D. 8e ở lớp ngoài cùng
Câu 18:
Các nguyên tố trong nhón VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị trong tự nhiên
A. Clo
B. Brom
C. Iot
D. Atatin
Câu 19:
Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố Halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron
A. Nhận thêm 1e
B. Nhận thêm 2e
C. Nhường đi 1e
D. Nhường đi 7e
Câu 20:
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Clo cho cùng loại muối Clorua kim loại
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
Câu 21:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen (F, Cl, Br, I)
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro
C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử có 7e
Câu 22:
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất Halogen (F2, Cl2, Br2, I2)
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
C. Có tính oxi hóa mạnh
D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 23:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nhóm Halogen là:
A. ns2np1
B. ns2np5
C. ns1
D. ns2np6nd1
Câu 24:
Số liên kết cộng hóa trị tối đa có thể tạo ra bởi nguyên tử có cấu hình electron ngoài cùng là 3s23p5 là:
A. 5
B. 3
C. 2
D. 7
Câu 25:
Trong các halogen, clo là nguyên tố
A. có độ âm điện lớn nhất
B. có tính phi kim mạnh nhất
C. tồn tại trong vỏ trái đất (dạng hợp chất) với trữ lượng lớn nhất
D. có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Các halogen đều không phải là những phi kim điển hình
B. Tất cả các halogen đều rất độc, tan được trong benzen
C. Từ flo đến atitan nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
D. Trong phản ứng với nước, X2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
Câu 27:
Trong nhóm halogen, theo số hiệu nguyên tử tăng dần
A. bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần, cường độ màu giảm dần
B. bán kính nguyên tử tăng và cường độ màu tăng dần
C. độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần, khối lượng riêng của đơn chất tăng dần
D. độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố giảm dần, khối lượng riêng của đơn chất giảm dần
Câu 28:
Ở điều kiện phòng thí nghiệm, đơn chất nào có cấu tạo mạnh tinh thể phân tử
A. Iot
C. Clo
D. Flo
Câu 29:
Theo dãy: F2 – Cl2 – Br2 – I2 thì
A. tính oxi hóa tăng dần, tính khử giảm dần
B. tính oxi hóa giảm dần, tính khử tăng dần
C. tính oxi hóa giảm dần, tính khử giảm dần
D. tính oxi hóa tăng dần, tính khử tăng
Câu 30:
Liên kết trong phân tử halogen X2.
A. bền
B. rất bền
C. không bền lắm
D. rất kém bền
Câu 31:
Khả năng hoạt động hóa học của các đơn chất halogen là
A. mạnh
B. trung bình
C. kém
D. rất kém
Câu 32:
Nguyên tố nào sau đây trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hóa -1?
B. Flo
C. Brom
D. Cả A, B, C
Câu 33:
Chỉ ra nội dung sai:
A. Trong hợp chất, halogen luôn có số oxi hóa -1
B. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa
C. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X
D. Các nguyên tố halogen có độ âm điện tương đối lớn
Câu 34:
Nguyên tố clo không có khả năng thể hiện số oxi hóa:
A. +3
B. 0
C. +1
D. +2
Câu 35:
Chỉ ra nội dung sai: “Trong nhóm halogen, từ flo đến iot ta thấy…”.
A. trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn
B. màu sắc: đậm dần
C. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: giảm dần
D. độ âm điện: giảm dần
Câu 36:
Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen
A. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron
B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7
C. Halogen là những phi kim điển hình
D. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử halogen X
Câu 37:
Tính oxi hóa của các halogen biến thiên như sau
A. F2 < Cl2 < Br2 < I2
B. Cl2 < F2 < Br2 < I2
C. I2 < Br2 < Cl2 < F2
D. I2 < Br2 < Cl2 < F2
Câu 38:
Các nguyên tử flo, clo, brom, iot, đều có
A. cấu hình electron nguyên tử giống nhau
B. 7 electron độc thân
C. lớp ngoài cùng có phân lớp d còn trống
D. các electron lớp ngoài cùng ở phân lớp s và p
Câu 39:
Liên kết hóa học trong phân tử flo, clo, brom, iot, đều là:
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực
D. Liên kết đôi
Câu 40:
Trong phòng thí nghiệm, khí Clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl
C. KClO3
D. KMnO4
Câu 41:
Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử Clo đã nhận hay nhường bao nhiêu e
B. Nhận thêm 1 proton
D. Nhường đi 1 nơtron
Câu 42:
Clo không cho phản ứng với dung dịch chất nào sau đây
A. NaOH
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. NaBr
Câu 43:
Trong phản ứng: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa
B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử
C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử
D. Nước chỉ đóng vai trò chất khử
Câu 44:
Sợi dây đồng nóng đỏ cháy sáng trong bình chứa khí X. X là khí nào sau đây
A. Cacbon (II) oxit
B. Clo
C. Hiđro
D. Nitơ
Câu 45:
Công thức hóa học của khoáng chất cacnalit là:
A. KCl.MnCl2.6H2O
B. NaCl.MgCl2.6H2O
C. KCl.CaCl2.6H2O
D. NaCl.CaCl2.6H2O
Câu 46:
Công thức hóa học của khoáng chất xinvinit là:
A. 3NaF.AlF3
B. NaCl.KCl
C. NaCl.MgCl2
D. KCl.MgCl2
Câu 47:
PTHH nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ cháy trong khí Clo
A. Fe + Cl2 → FeCl2
B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
C. 3Fe + 4Cl2 → FeCl2 + 2FeCl3
D. Sắt không tác dụng với Clo
Câu 48:
Cho các chất: KCl, CaCl2, H2O, MnO2, H2SO4 đặc, HCl. Để tạo thành khí clo thì phải trộn những hóa chất nào dưới đây
A. KCl với H2O và H2SO4 đặc
B. CaCl2 với H2O và H2SO4 đặc
C. KCl hoặc CaCl2 với MnO2 và H2SO4 đặc
D. CaCl2 với MnO2 và H2O
Câu 49:
Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch X tác dụng với chất oxi hóa Y ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. X và Y là những chất nào sau đây:
A. NaCl và H2SO4
B. KCl và H2SO4
C. HCl và MnO2
D. HCl và KMnO4
Câu 50:
Khi hòa tan clo vào nước ta thu được nước clo có màu vàng nhạt. Khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước clo có chứa những chất gì
A. HCl, HClO
B. Cl2, HCl, HClO
C. H2O, Cl2, HCl, HClO
D. Cl2, H2O
3 Đánh giá
67%
0%
33%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com