Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
229 lượt thi 34 câu hỏi
Câu 1:
Nối tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây với hành động dũng cảm phù hợp:
a) Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1) Dũng cảm trong lao động
b) Xả thân cứu đoàn tàu
2) Dũng cảm trong chiến đấu
c) Sự thật là thước đo chân lí
3) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải
Câu 2:
Nêu biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:
a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi:…………………………………………………...
b) Khi thấy bạn làm điều sai trái: :…………………………………………………..
c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải: :…………………………………………………...
Câu 3:
Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Lái xe đưa hàng hoá ra mặt trận cho bộ đội.
b) Lái xe đưa hàng hoá đến vùng bị thiên tai giúp dân.
c) Lái xe đưa hàng hoá đến vùng bị bệnh dịch giúp dân chống dịch.
d) Lái xe đưa hàng hoá lên vùng núi để cung cấp cho dân.
Câu 4:
Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Xe không có kính vì lái xe muốn nhìn đất, nhìn trời.
b) Xe không có kính vì bom giật, bom rung làm kính vỡ.
c) Xe không có kính vì lái xe muốn gió vào xoa đôi mắt đắng.
d) Xe không có kính vì lái xe muốn sao trời ùa vào buồng lái.
Câu 5:
Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua. Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Sao trời và cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái.
b) Những chiếc xe từ trong bom rơi tập hợp thành tiểu đội.
c) Bom giật, bom rung làm kính vỡ, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.
d) Lái xe phải bắt tay bạn bè qua cửa kính vỡ.
Câu 6:
Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì? Nối đúng:
Khổ thơ
Thái độ của các
chiến sĩ
Ý nghĩa
1
Ung dung lái xe.
Thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
2
Ngắm trời đất.
Thể hiện lòng dũng cảm
3
Chưa cần thay áo, lái, thêm trăm cây số nữa.
Thể hiện tinh thần lạc quan
4
Vui vẻ bắt tay nhau qua cửa kính vỡ.
Câu 7:
Chủ đề của bài thơ là gì? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Kể chuyện các chiến sĩ lái xe vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, đưa hàng hoá ra mặt trận cho bộ đội.
Ca ngợi lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ lái xe trong chiến đấu.
Ca ngợi tình thương yêu đồng đội của các chiến sĩ lái xe trên đường ra trận.
Miêu tả khó khăn, nguy hiểm trên đường đưa hàng hoá ra mặt trận cho bộ đội.
Câu 8:
Tìm trong bài đọc Xả thân cứu đoàn tàu các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. Viết tiếp:
a) Phần mở đầu: từ đầu đến……………………
b) Phần nội dung chính: từ ………………. đến………………..
c) Phần kết thúc:………………………………………..
Câu 9:
Gạch dưới những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn: kết thúc:
2 giờ 30 sáng 6-8-2010, đoàn tàu Thống Nhất rời ga Vinh chạy về Hà Nội. Lái tàu là ông Trương Xuân Thức. Đến một khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh báo.
Bỗng phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt. Ngay lập tức, ông Thức kéo còi và khoá máy để tàu dừng lại từ từ.
Câu 10:
Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:
Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, ông Thức vội ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp. Đoàn tàu trườn thêm một đoạn, đâm vào chiếc xe ben. Cú va đập khiến đầu tàu bẹp rúm, lật nghiêng. Người ta phải cắt khoang đầu máy mới kéo được ông Thức ra. Nhờ ông Thức liều mình ghì chặt cần hãm mà hơn 300 hành khách được bình an.
Câu 11:
Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá như thế nào của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức? Viết tiếp để hoàn thành câu:
Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện……………………………………………..
Câu 12:
Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Câu 13:
Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi... Cô bé cất tiếng cười giòn tan. Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.
Câu 14:
Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:
a) Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.
c) Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ơ chủ ngữ.
Câu 15:
Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất và viết ba câu:
a) Một câu giới thiệu đoàn tàu.
b) Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu.
c) Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu.
Câu 16:
Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ rơi của các vật? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì ông đã trở thành giáo sư của Trường Đại học Pi-sa.
b) Vì ông không tin là vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
c) Vì ông tin là vật nhẹ sẽ rơi nhanh hơn vật nặng.
d) Vì ông chỉ tin vào kết quả nghiên cứu của mình.
Câu 17:
Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Nhờ ông làm thí nghiệm ở tháp nghiêng Pi-sa nổi tiếng.
b) Nhờ ông phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.
c) Nhờ ông không nản chí mà kiên trì làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần.
d) Nhờ ông nghĩ ra cách thả rơi hai hòn đá trong ống đã rút hết không khí.
Câu 18:
Thí nghiệm của Ga-li-lê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Ông là người dũng cảm, biết nghi ngờ cả kết luận của một nhà bác học vĩ đại và kiên trì làm đi làm lại thí nghiệm cho đến khi hiểu rõ vấn đề.
b) Ông là người không tin tưởng vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác.
c) Ông là người không dễ bỏ cuộc, mà kiên trì làm đi làm lại thí nghiệm cho đến khi hiểu rõ vấn đề.
d) Ông là người chuyên nghiên cứu về tốc độ rơi của vật nặng so với vật nhẹ.
Câu 19:
Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì quan sát qua kính viễn vọng, ông thấy Cô-péc-ních đúng.
b) Vì quan sát bằng mắt thường, ông thấy Cô-péc-ních đúng.
c) Vì ông bị đưa ra toà xét xử, buộc phải từ bỏ ý kiến của mình.
d) Vì ông tin một nhà khoa học như Cô-péc-ních không nói sai.
Câu 20:
Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Ông là người dũng cảm, khi thấy mình sai thì sẵn sàng sửa chữa sai lầm.
b) Ông là người dũng cảm, khi đã nhận ra chân lí thì kiên quyết bảo vệ chân lí.
c) Ông là người luôn tin tưởng vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác.
d) Ông là người dám nghi ngờ và kiểm tra lại kết luận mà ai cũng tin là đúng.
Câu 21:
Em hiểu “viên tướng” và “những người lính” trong câu chuyện là ai Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Đó là những bạn nhỏ trong làng vào chơi trong vườn trường.
Đó là các bạn học sinh chơi đánh trận giả trong vườn trường.
Đó là những học sinh vào chăm sóc cây trong vườn trường.
Đó là những học sinh đang quan sát cây trong vườn trường.
Câu 22:
Vì sao “viên tướng” không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Vì “viên tướng” như vậy là hèn.
Vì “viên tướng” cho rằng lỗ hổng dưới chân hàng rào quá nhỏ
Vì “viên tướng” cho rằng chui qua lỗ hồng thì hàng rào sẽ đổ.
Vì “viên tướng” là chỉ huy, không muốn nghe ý kiến của ai
Câu 23:
Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Hàng rào đổ làm mấy bạn nhỏ bị thương.
Hàng rào đỗ làm “chú lính nhỏ” bị thương.
Hàng rào đổ làm giập luống hoa trong vườn trường.
Hàng rào đổ làm “chiếc máy bay” giật mình, bay mất.
Câu 24:
Khi thầy giáo hỏi, “chú lính nhỏ” và các bạn trong “đội quân” thể hiện thái độ khác nhau như thế nào? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
“Chú lính nhỏ” muốn giấu, còn các bạn lại muốn nhận khuyết điểm.
“Chú lính nhỏ” muốn nhận khuyết điểm, còn các bạn lại muốn giấu.
“Viên tướng” muốn giấu, “chú lính nhỏ" và các bạn muốn nhận khuyết điểm.
“Chú lính nhỏ” và tất cả các bạn của chú đều muốn giấu khuyết điểm.
Câu 25:
Vì sao tác giả gọi “chú lính nhỏ" là “người chỉ huy dũng cảm"? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Vì “chú lính nhỏ” dũng cảm nhận ra khuyết điểm của mình quyết tâm khắc phục hậu quả.
Vì “chú lính nhỏ” tuy không phải chỉ huy nhưng đã dũng cảm như một người chỉ huy.
Vì “chú lính nhỏ" tuy không làm giập hoa và đỗ hàng rào nhưng quyết khắc phục hậu quả do các bạn gây ra.
Vì “chú lính nhỏ" quả quyết ra vườn trường sửa lại hàng rào và luống hoa, khiến cả đội đi theo như theo chỉ huy.
Câu 26:
Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
gan dạ, anh hùng, anh dũng, hèn, hèn nhát, can đảm, nhát gan, can trường, nhút nhát, gan góc, bạo gan, quả cảm
a) Từ có nghĩa giống với dũng cảm:
b) Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm:
Câu 27:
Viết từ dũng cảm vào vị trí thích hợp ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây:
…………………tinh thần …………………
…………………hành động …………………
…………………xông lên …………………
…………………chiến sĩ …………………
…………………nhận khuyết điểm …………………
…………………cứu bạn …………………
…………………bảo vệ bạn …………………
…………………nói lên sự thật…………………
Câu 28:
Nối các thành ngữ với nghĩa phù hợp:
a) Gan vàng dạ sắt
1) nói năng bạo dạn, thẳng thắn, không kiêng nể
b) To gan lớn mật
2) gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm
c) Dám nghĩ dám làm
3) mạnh bạo, có phần ương bướng, liều lĩnh
d) Dám ăn dám nói
4) có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn
Câu 29:
Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
a) Viết câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
b) Viết câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
Câu 30:
Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Hoạt động bí mật trong vùng địch.
b) Hoạt động tình báo trong vùng địch.
c) Làm người bán hàng thêu ở Huế.
d) Làm người bán hàng rong ở Sài Gòn.
Câu 31:
Bà Đinh Thị Vân đã lập được những chiến công gì? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Bà tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ.
b) Bà nhận lệnh vào miền Nam hoạt động bí mật.
c) Bà đã xây dựng và điều hành cả một mạng lưới tình báo.
d) Bà đã thu thập, cung cấp những tin tình báo có giá trị cao.
Câu 32:
Em hiểu “bông hồng thép” trong bài đọc này có nghĩa là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Chiến sĩ tình báo dũng cảm.
b) Người phụ nữ dũng cảm.
c) Chiến sĩ tình báo tài giỏi.
d) Người phụ nữ tài giỏi.
Câu 33:
Bộ phận nào dưới đây là vị ngữ của câu “Những tin tức do bà cung cấp đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước."? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
b) thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
c) những tin tức do bà cung cấp
d) cung cấp
Câu 34:
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.
46 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com