Danh sách câu hỏi

Có 291,610 câu hỏi trên 5,833 trang
Nồng độ đường trong máu có thể được xác định bằng phương pháp Hagedorn - Jensen. Phương pháp này dựa vào phản ứng của \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]\) oxi hoá đường glucose có trong máu thành gluconic acid \({{\rm{C}}_5}{{\rm{H}}_{11}}{{\rm{O}}_5}{\rm{COOH}}.\) Quy trình phân tích như sau: Bước 1: Lấy 0,20 mL mẫu máu cho vào bình tam giác, thêm 5,00 mL dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{a}}_3}\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]4,012{\rm{mmol}}/{\rm{L}}\) rồi đun cách thuỷ thu được dung dịch \({\rm{A}}.\) Bước 2: Thêm lần lượt dung dịch \({\rm{KI}}\) dư, \({\rm{ZnC}}{{\rm{l}}_2}\) dư và \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) vào dung dịch \({\rm{A}}.\) Bước 3: Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng \({{\rm{I}}_2}\) sinh ra tồn tại dưới dạng \(I_3^ - \) được chuẩn độ bằng dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{a}}_2}\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}4,00{\rm{mmol}}/{\rm{L}}.\) Giả thiết các thành phần khác có trong máu không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Các phương trình xảy ra như sau: (1) \({{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_{12}}{{\rm{O}}_6} + 2{\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]^{3 - }} + 3{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } \to {{\rm{C}}_5}{{\rm{H}}_{11}}{{\rm{O}}_5}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - } + 2{\left[ {{\rm{Fe}}{{({\rm{CN}})}_6}} \right]^{4 - }} + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}.\) (2) \(4{K^ + } + 2Z{n^{2 + }} + 2{[Fe{(CN)_6}]^{3 - }} + 3{I^ - } \to 2{K_2}Zn[Fe{(CN)_6}] \downarrow + I_3^ - \) (3) \({{\rm{I}}_3}^ - + 2\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}^{2 - } \to 3{{\rm{I}}^ - } + {{\rm{S}}_4}{{\rm{O}}_6}^{2 - }.\) \(\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}} \right.\) được thêm vào để tạo môi trường acid và trung hòa lượng \({\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\)còn dư). Biết rằng phép chuẩn độ cần dùng vừa đủ \(3,28\;{\rm{mL}}\) dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{a}}_2}\;{{\rm{S}}_2}{{\rm{O}}_3}.\) Nồng độ \(({\rm{mg}}/{\rm{mL}})\) của glucose có trong mẫu máu là bao nhiêu? Đáp án: ……….
Sau khi trở thành thành viên của WTO, hàng hoá giày da và dệt may của nước ngoài tràn ngập thị trường nước D. Trước tình hình ấy, một số người lo ngại chi rằng, nước mình là thành viên mới nên chưa thể mở cửa thị trường một cách tự do mà cần có quy định giới hạn hạn ngạch và tăng thuế nhập khẩu đối với hai hàng hoá này. Nhưng những người có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật th cho rằng, cần phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO, không được đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan, phi thuế quan làm cản trở nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình. a) Việc nước D nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO không đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan và phi thuế quan làm cản trị nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình là nhằm thực hiện mục đích gì trong quan hệ thương mại quốc tế. b) Em hãy cho biết trong thông tin trên nước D đã thực hiện đúng nguyên tắc nào của WTO. Nội dung nguyên tắc đỏ như thế nào?
Nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành sản xuất vỏ xe non trẻ của mình, nước Á đánh thuế một khoản phụ thu nhập khẩu bên cạnh thuế quan là 10 USD cho mỗi vỏ xe nhập khẩu từ các thành viên của WTO. Đồng thời, vỏ xe làm từ cao su nhân tạo phải chịu một khoản thuế giá trị gia tăng là 25%, trong khi vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên chỉ chịu thuế giá trị gia tăng 15% tại thị trường nước A. Hai khoản thuế với vỏ xe cao su trong nước. Đồng thời, bằng các biện pháp hải quan, nước Á cũng quy định tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất với thời gian kéo dài hơn trước cho mỗi lần làm thủ tục. Các biện pháp hạn ngạch cũng được áp dụng với một số nước thành viên. a) Theo em, việc nước A ban hành các quy định về thuế đối với vỏ xe cao su của nước ngoài có vi phạm các nguyên tắc của WTO hay không? Nếu có thì vi phạm nguyên tắc nào? Vì sao? b) Nước A đã vi phạm nguyên tắc nào của WTO khi quy định tất cả vỏ xe phả được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất, đồng thời áp dụn hạn ngạch đối với vỏ xe của một số nước thành viên? Giải thích vì sao?