Câu hỏi:
07/09/2024 1,171Một đội công nhân cần phải lắp đường ống dẫn nước trên một đoạn phố thẳng dài 65 m. Có hai loại ống dài 3 m và 5 m. Hãy chỉ ra ít nhất hai phương án lắp ống để không cần phải cưa ống ra (coi rằng các mối nối là không đáng kể).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gọi x là số ống loại 3 m và y là số ống loại 5 m cần dùng (x, y ∈ ℕ).
Theo đề bài, ta có phương trình bậc nhất hai ẩn x và y như sau: 3x + 5y = 65.
Phương trình trên còn có thể biểu diễn dưới dạng hay y = 13 – 0,6x.
Ta lập được bảng giá trị như sau:
x |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
y |
12,4 (loại) |
11,8 (loại) |
11,2 (loại) |
10,6 (loại) |
10 (nhận) |
9,4 (loại) |
8,8 (loại) |
8,2 (loại) |
7,6 (loại) |
7 (nhận) |
Vậy có thể dùng hai phương án để lắp ống cho đoạn phố: Phương án thứ nhất là dùng 5 ống loại 3 m và 10 ống loại 5 m; phương án thứ hai là dùng 10 ống loại 3 m và 7 ống loại 5 m.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:
a) 3x – 2y = 5;
b) 0x + 2y = 4;
c) 2x + 0y = –3.
Câu 2:
Bác Hương bán hàng tạp hoá và có (đủ nhiều) các tờ tiền lẻ loại 2 nghìn đồng và 5 nghìn đồng. Bác cần trả lại cho một người mua hàng 25 nghìn đồng.
a) Gọi x là số tờ tiền loại 2 nghìn đồng, y là số tờ tiền loại 5 nghìn đồng mà bác Hương cần trả lại cho khách (x, y ∈ ℕ). Hãy lập phương trình bậc nhất hai ẩn đối với x và y.
b) Hãy chỉ ra một nghiệm (x; y) với x, y ∈ ℕ của phương trình lập ở câu a để tìm một phương án trả lại tiền thừa cho khách giúp bác Hương.
Câu 3:
Giả sử (x;y) là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn 4x – 2y = 6.
a) Hoàn thành bảng sau đây:
x |
–2 |
–1 |
0 |
1 |
2 |
y |
? |
? |
? |
? |
? |
Từ đó suy ra 5 nghiệm của phương trình đã cho.
b) Biểu diễn y theo x. Từ đó cho biết phương trình đã cho có bao nhiêu nghiệm?
Câu 4:
Tìm a và b để hai phương trình ax – 2y = 1 và x + by = 3 nhận cặp số (1; –2) làm nghiệm chung.
Câu 5:
Cho các cặp số: (–2; 2), (1; 1), (4; 1), (8; –2) và hai phương trình:
x + 3y = 4; (1)
2x – 5y = –3. (2)
a) Những cặp số nào là nghiệm của phương trình (1)?
b) Cặp số nào là nghiệm của hệ gồm hai phương trình (1) và (2)?
c) Vẽ hai đường thẳng d: x + 3y = 4 và d': 2x – 5y = –3 trên cùng một mặt phẳng toạ độ để minh hoạ kết quả của câu b.
Câu 6:
Bằng cách vẽ các đường thẳng thích hợp trên cùng một mặt phẳng toạ độ, hãy tìm nghiệm của mỗi hệ phương trình sau:
a) ;
b) .
về câu hỏi!