Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6319 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
10713 lượt thi
Thi ngay
5506 lượt thi
5161 lượt thi
4808 lượt thi
7153 lượt thi
4447 lượt thi
3554 lượt thi
3028 lượt thi
2783 lượt thi
5910 lượt thi
Câu 1:
Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Cr.
B. Cu.
C. Fe.
D. Al.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính dẫn điện của kim loại bạc tốt hơn kim loại đồng.
B. Các kim loại kiềm ( nhóm IA) đều có trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
C. Từ P và HNO3 đặc, nóng có thể điều chế được H3PO4.
D. Có thể dùng CO để làm khô khí HCl có lẫn hơi nước.
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho trong oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,2M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô các chất thu được 9,448 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 1,426.
B. 1,085.
C. 1,302.
D. 1,395.
Câu 4:
Cho 74,88 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,6%.
B. 37,8%.
C. 35,8%.
D. 49,6%.
Câu 5:
Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm.
B. phân NPK.
C. phân lân.
D. phân kali
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 2,80
C. 1,12
D. 1,68
Câu 7:
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng là 42 gam. Chia X thành hai phần không bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc)
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3, đặc, nóng dư, thì có 2,5 mol HNO3 đã phản ứng, sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối.
Giá trị của m là
A. 112,4
B. 94,8.
C. 104,5.
D. 107,5.
Câu 8:
Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3– và không có khí H2 bay ra
A. 0,64.
B. 2,4.
C. 0,3.
D. 1,6.
Câu 9:
Để tránh lớp tráng bạc lên ruột phích, người ta cho chất X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. etyl axetat.
Câu 10:
Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al.
B. Cr.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 11:
Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. H2SO4 đặc, nóng.
C. HNO3 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 12:
Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 13:
Hoàn tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá tri của X là
A. 0,06.
B. 0,18.
C. 0,30.
D. 0,12
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Giá trị của V là
A. 156,25.
B. 167,50.
C. 230,00.
D. 173,75
Câu 15:
Thành phần chính của phân supephotphat đơn gồm:
A. NH4H2PO4.
B. (NH4)2HPO4.
C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4
D. Ca(H2PO4)2.
Câu 16:
Phản ứng nào sau đây không tạo ra H3PO?
A. P2O5 + H2O.
B. P + dung dịch H2SO4 loãng.
C. P + dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Ca3(PO4)2 + H2SO4 đặc.
Câu 17:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,015 mol khí N2O ( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Số mol axit HNO3 đã tham gia phản ứng là:
A. 0,17.
B. 0,15.
C.0,19.
D.0,12.
Câu 18:
Nung nóng 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,16.
B. 0,12.
C. 0,18.
D. 0,14.
Câu 19:
Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dd hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là
A. 28,50.
B. 30,5.
C. 34,68.
D. 29,84.
Câu 20:
Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng là
A. nitơ.
B. kali.
C. photpho.
D. canxi.
Câu 21:
Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,886.
B. 7,81.
C. 8,52.
D. 12,78.
Câu 22:
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít khí CO (đktc), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19. Cho chất rắn Y tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch T và 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T, thu được 5,184m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 57,645.
B. 17,300.
C. 25,620.
D. 38,430.
Câu 23:
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất với:
A. 84.
B. 80.
C. 82.
D. 86.
Câu 24:
Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng hoàn toàn với 240 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A chứa muối nào sau đây?
A. Na3PO4.
B. Na2HPO4 và Na3PO4.
C. NaH2PO4 và Na2HPO4.
D. NaH2PO4.
Câu 25:
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. SO2 và NO2
B. CO và CH4
C. CO và CO2
D. CH4 và NH3
Câu 26:
Cho 28,4 gam P2O5 vào 300 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dng dịch X. Cô cạn X thu được hỗn hợp các chất là
A. K3PO4 và KOH
B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K2HPO4
D. KH2PO4 và H3PO4
Câu 27:
Cho các phản ứng sau :
(1)NH3 + O2 NO + H2O
(2)NH3 + 3CuO 3Cu + 3H2O + N2
(3)NH4NO3 + NaOH NaNO3 + NH3 + H2O
(4) NH4Cl NH3 + HCl
Có bao nhiêu phản ứng không tạo khí N2
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 28:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi sang màu xanh
A. NaNO3
B. NaOH
C. HNO3
D. HCl
Câu 29:
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3 và Fe3O4( trong đó oxi chiếm 20,22% về khối lương ). Cho 25,32 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O và (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này tring không khí đến khối lượng không đổi 30,92 g rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 106
B. 107
C. 105
D. 103
Câu 30:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cức trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,504 kít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc), đồng thời còn lại 5,43 fam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là
A. 1,75.
B. 1,95
C. 1,90
D. 1,80
Câu 31:
Hòa tan hết hỗn hợp kim loại ( Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan ( trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng ). Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 70
B. 80
C. 65
D. 75
Câu 32:
Hòa tan hết 0,4 mol Mg trong dung dịch HNO3 thu được 0,1 mol khí Z (sản phẩm khử duy nhất). Z là
A. NO2.
B. NO.
C. N2.
D. N2O.
Câu 33:
Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn
B. Cồn
C. Nước cất.
D. Xút.
Câu 34:
Dung dịch HNO3 0,1M có pH bằng
A. 3,00.
B. 2,00.
C. 4,00.
D. 1,00.
Câu 35:
Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị m?
A. 14,00.
B. 16,00
C. 13,00.
D. 15,00.
Câu 36:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điểu chế HNO3 trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu không đúng về quá trình điều chế là
A.Có thể thay H2SO4 đặc bởi HCl đặc.
B.Dùng nước đá để ngưng tụ hơi HNO3.
C.Đun nóng bình phản ứng để tốc độ của phản ứng tăng.
D.HNO3 là một axit có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi khi đun nóng.
Câu 37:
Trong các công thức sau, chọn công thức đúng của magie photpho
A. Mg3(PO4)2
B. Mg(PO3)2
C. Mg3P2
D. Mg2P2O7
Câu 38:
Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là
A. 1
B. 1,75
C. 1,25
D. 1,5
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Ure là phân đạm có độ dinh dưỡng cao.
B. Supephotphat kép có thành phần chính là hỗn hợp CaSO4 và Ca(H2PO4)2
C. Độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kali được tính theo % khối lượng của N, P2O5 và K2O
D. Amophot là hỗn hợp của NH4H2PO4 và (NH4)HPO4
Câu 40:
Các chất khí X, Y, Z, R, S, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau:
(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohidric đặc
(2) Sắt sunfua tác dụng với dung dịch axit clohidric
(3) Nhiệt phân kali clorat , xúc tác mangan dioxit
(4) Nhiệt phân quặng dolomit
(5) Đun hỗn hợp amino clorua và natri nitrit bão hòa
(6) Đốt quặng pirit sắt
Số chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là :
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com