360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P4)

  • 7689 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Trong quá trình dịch mã, anticôđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5'AUG3'.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì anticôđon khớp bổ sung và ngược chiều côđon.

Vì vậy, côđon 5'AUG3' sẽ có anticôđon 3'UAX5'.


Câu 2:

Có bao nhiêu thành phần sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit?

I. Gen.                         II. mARN.                 III. Axit amin.

IV. tARN.                  V. ribôxôm.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 4 thành phần tham gia, đó là II, III, IV và V.

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định một loại sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. Gen mang thông tin quy định cấu trúc của chuỗi pôlipeptit nhưng không trực tiếp tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Gen tổng hợp mARN, sau đó mARN đi ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

Để tổng hợp chuỗi pôlipeptit thì cần có mARN, riboxom, tARN, axit amin (aa) và các enzim. tARN có chức năng vận chuyển aa cho quá trình dịch mã, enzim có chức năng xúc tác cho các phản ứng tổng hợp để hình thành liên kết peptit.

Như vậy trong các thành phần nói trên thì chỉ có gen không trực tiếp tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.


Câu 3:

Một tế bào sinh dưỡng bình thường đang ở kỳ sau của giảm phân II, người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Một tế bào sinh dưỡng bình thường ở kỳ sau II có 22 NST. Ở kỳ sau NST ở trạng thái n kép phân ki về 2 cực của tế bào tạo thành 2n đơn → Bộ NST của loài là 2n =22.


Câu 4:

Tiến hành lai giữa hai loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

- Lai xa giữa hai loài A và B sẽ sinh ra đời con có bộ NST n của loài A với n của loài B. Bộ NST của con lai là đơn bội vì các NST không tồn tại thành cặp tương đồng.

- Tiến hành đa bội hóa ở cơ thể F1 thì sẽ thu được dạng lưỡng bội (song nhị bội) có tất cả các NST đều tồn tại ở dạng tương đồng và đặc biệt là tất cả các gen đều ở dạng đồng hợp (thuần chủng). Do vậy con lai được sinh ra do lai xa và đa bội hóa thì sẽ có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen.

- Ở bài toán này, dễ dàng nhận ra cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE là cơ thể không thuần chủng nên không được sinh ra nhờ lai xa và đa bội hóa.


Câu 5:

Một gen có 20% số nucleôtit loại A và có 600 nucleotit loại G. Gen có bao nhiêu liên kết hiđrô?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Số nuclêôtit loại A = 400 → Tổng liên kết hidro là 2A + 3G = 2 x 400 + 3 x 600 = 2600.


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Nhất Vũ Đức

Bình luận


Bình luận