534 Bài tập Quy luật di truyền cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 4707 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Ở một loài thực vật, đột biến trong lục lạp xảy ra khiến cây có lá chuyển từ lá xanh sang lá đốm. Cho cây lá đốm (♀)giao phấn với cây lá xanh (♂). Nhận xét nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến xảy ra với ADN lục lạp, đây là hiện tượng di truyền ngoài nhân. Toàn bộ các con sinh ra sẽ mang đặc điểm của mẹ.

→ F1 cho toàn bộ các cây là cây lá đốm.


Câu 2:

Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ABabABab thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình trội ít nhất về 1 tính trạng chiếm 96%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng với kết quả ở F1?

I. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

II. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.

III. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.

IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp:

- Sử dụng công thức:A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

- Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen

- Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Cách giải:

Trội ít nhất về 1 tính trạng chiếm 96% → Tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng chiếm 0,04%.

Tỷ lệ cá thể lặn về 3 tính trạng là

A-B- =0,66 ; A-bb=aaB- =0,09; aabb =0,16; D- =0,75

AB = ab =0,4; Ab =aB =0,1

Có hoán vị gen ở 2 giới với tần số 20%

Xét các phát biểu:

(I) đúng,

(II) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội là 2×0,09×0,25 + 0,16×0,75 = 16,5% → (2) đúng

(III) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ (2×0,4×0,4 + 2×0,1×0,1) ×0,5 =0,17 → (3) sai

(IV) tỷ lệ cá thể mang kiểu hình trội về 3 tính trạng là 0,75×0,66 =0,495

Tỷ lệ cá thể đồng hợp trội là: 0,42×0,25 =0,04

Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 0,040,495=899(4) đúng


Câu 3:

Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do 2 cặp gen (A, a và B, b) quy định. Khi lai cá thể đực lông trắng thuần chủng với cá thể cái lông đen thuần chủng thu được F1 gồm: 100% cá thể cái lông vằn, 100% cá thể đực lông đen. Cho F1 tự giao phối, thu được F2 có tỉ lệ 3 lông vằn: 3 lông đen: 2 lông trắng. Khi nói về phép lai trên, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

I. Trong 2 cặp gen quy định tính trạng màu lông, có 1 cặp gen nằm trên NST thường và 1 cặp gen nằm ở vùng tương không tương đồng trên X.

II. Kiểu gen của thế hệ bố mẹ là: AAXbXb x aaXBY

III. Trong kiểu gen của cơ thể đực ở F1 có thể có mặt đồng thời cả 2 alen trội.

IV. Con cái ở F1 dị hợp về cả 2 cặp gen.

Xem đáp án

Đáp án B

- Khi lai 2 dòng thuần chủng, ở F1 thấy sự phân bố không đồng đều về KH ở 2 giới → Có sự liên kết với giới tính.

- Ở F2, tính trạng màu lông xuất hiện ở cả 2 giới → Gen quy định màu lông nằm ở vùng không tương đồng trên X.

- F2 phân li theo tỉ lệ 3: 3: 2 → có 16 tổ hợp giao tử được tạo ra (đực và cái).

Giải sử cặp gen Aa nằm trên NST thường, Bb nằm trên NST giới tính X.

→ F1 dị hợp về 2 cặp gen, tính trạng do 2 cặp gen quy định, trong đó 1 nằm trên NST thường, 1 nằm trên NST giới tính.

I đúng

P thuần chủng → F1 dị hợp về 2 cặp gen, giả sử gen B nằm trên NST giới tính.

Ta có: F1: AaXBXb × AaXBY hoặc AaXBXb × AaXbY

→ Con cái có kiểu gen AaXBXb (dị hợp 2 cặp gen) → IV đúng

Con cái có kiểu gen AaXBXb (A-B-) kiểu hình lông vằn mà con đực F1 có kiểu hình lông đen → Kiểu gen của con đực F1 chỉ có thể là AaXbY (A-bb) → III Sai

F1 có kiểu gen AaXBXb ; AaXbY

→ P: AAXbXb × aaXBY hoặc P: aaXbXb × AAXBY mà A-B- cho kiểu hình lông vằn → con đực ở P phải có kiểu gen aaXBY

→ P: AAXbXb × aaXBY → II Đúng

Chọn B

- Cụ thể hơn: F1: AaXBXb x AaXbY

(3A-: 1aa) x (XBXb: XBXb; XBY: XBY)

♀: 3A-XBXb: 3A- XbXb: 1aaXBXb: 1aaXbXb

♂: 3A-XBY : 3A-XbY : 1aaXBY: 1aaXbY

6 A-B- (lông vằn): 6 A-bb (lông đen): [2aaB-  + 2aabb] (lông trắng)

→ B: Lông vằn >> b: lông đen

→ A không át chế B, b

→ a át chế B, b tạo thành kiểu hình lông trắng


Câu 4:

Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng thân cao, hoa vàng và thân thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 40,5% thân cao, hoa đỏ: 34,5% thân thấp, hoa đỏ: 15,75% thân cao, hoa vàng và 9,25% thân thấp, hoa vàng. Tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

Áp dụng công thức:

- Sử dụng công thức:A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

- Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Bài làm:

Pt/c: thân cao, hoa vàng x thân thấp; hoa đỏ

F1: 100% thân cao, hoa đỏ.

F1 x F1

F2: cao: thấp = 9: 7 → tính trạng chiều cao do 2 gen Aa, Bb tương tác bổ sung kiểu 9: 7 qui định. A-B- = cao ;    A-bb = aaB- = aabb = thấp

Đỏ: vàng = 3: 1→ tính trạng màu hoa do 1 cặp gen Dd qui định. D: đỏ trội hoàn toàn so với d: vàng

Nếu các gen PLĐL kiểu hình của F2 sẽ phân ly (9:7)(3:1) ≠ đề bài

→ 1 trong 2 gen Aa (hoặc Bb) liên kết với gen Dd

Giả sử Bb liên kết với Dd

F2: cao đỏ A- (B-D-) = 0,405

Mà A- = 0,75

→ (B-D-) = 0,405: 0,75 = 0,54

→ (bbdd) = 0,54 – 0,5 = 0,04

→ F1 cho giao tử bd = 0,2 < 0,25 → bd là giao tử mang gen hoán vị

Vậy F1: Aa Bd/bD f = 40%

Giao tử: A = a = 0,5 ;   Bd = bD = 0,3 và BD = bd = 0,2

F2 thấp đỏ thuần chủng  bao gồm các kiểu gen: AA(bD/bD) ; aa(BD/BD) ; aa(bD/bD)

Tỉ lệ F2 thấp đỏ thuẩn chủng là:

0,25 × (0,3)2  +  0,25 × (0,2)2  +  0,25 × (0,3)2  = 0,055


Câu 5:

Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phép lai phân tích là phép lai cơ thể có kiểu hình trội (cần xác định kiểu gen) với cơ thể có kiểu hình lặn.

Đáp án B

- Phép lai phân tích là phép lai cơ thể có kiểu hình trội (cần xác định kiểu gen) với cơ thể có kiểu hình lặn.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận