407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P3)

  • 8830 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở các thể lưỡng bội có tối đa 9 kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

- I đúng vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
- II đúng. Ta có:
   • Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 1×2×1×1 = 2 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 2×1×1×1 = 2 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là 2 + 2 + 4 + 4 + 4 = 16 kiểu gen.
- III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDEE.
   • Thể một có số kiểu gen là 4×1×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 1×1×1×1 = 1 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là 4 + 1 = 5 kiểu gen.
- IV sai vì có 30 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 2×3×1×1 = 6 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 3×2×1×1 = 6 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một là 6 + 6 + 9 + 9 = 30 kiểu gen.


Câu 2:

Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

♂AaBbDd × ♀Aabbdd = (Aa × Aa)(Bb × bb)(Dd × dd)

- Cơ thể đực có 20% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,2.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,2 = 0,8.

- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử cái đột biến có tỉ lệ = 0,1.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.

- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,8 × 0,9 = 0,72.

- Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd = (Aa×Aa)(Bb×bb)(Dd×dd)

Khi không đột biến sẽ sinh ra kiểu gen aabbdd = aa×bb×dd=  Vậy trong các loại hợp tử không đột biến thì thì hợp tử aabbdd chiếm tỉ lệ: 

1/16 × 0,72 = 0,045 = 4,5%


Câu 3:

Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa.

Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình:

I. Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24.

II. Số tế bào chỉ chứa N14 là 104.

III. Số tế bào chỉ chứa N15 là 24.

IV. Kết thúc 3 lần nhân đôi, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 64.

Số nhận xét có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Từ phân tử ADN ban đầu (N14) nhân đôi 3 lần trong môi trường N14 sẽ tạo ra 23 = 8 phân tử ADN con đều chứa N14 hay sẽ tạo ra 16 mạch đều chứa N14.

Khi cho toàn bộ 8 phân tử con này nhân đôi 2 lần trong môi trường N15 sẽ tạo ra 8.22 = 32 phân tử ADN con. Trong 32 phân tử ADN này có Chữa 16 phân tử ADN con (16 mạch chứa N14 bổ sung với 16 mạch N15) và 16 phân tử ADN (chỉ mang N15).

Tiếp tục chuyển 32 tế bào con được tạo ra này vào môi trường chứa N14 và cho nhân đôi 2 lần ta được:

+ 16 phân tử ADN con (16 mạch chứa N14 bổ sung với 16 mạch N15) nhân đôi 2 lần sẽ tạo ra 64 ADN con trong đó 16 phân tử ADN con (16 mạch ADN có N14 + 16 mạch ADN con có N15) và 48 phân tử ADN chỉ chứa N14. 

+ 16 phân tử ADN (chỉ mang N15) nhân đôi 2 lần sẽ tạo ra 64 ADN con trong đó có 32 phân tử ADN con (32 mạch ADN con có N14 + 32 mạch ADN có N15) và 32 phân tử ADN chỉ chứa N14.

Xét các nhận xét của đề bài:

 Nhận xét 1 sai vì số tế bào chứa cả N14 và N15 là: 16 + 32 = 48 tế bào.

 Nhận xét 2 sai vì số tế bào chỉ chứa N14 là: 32 + 48 = 80

 Nhận xét 3 sai vì không có tế bào nào chỉ chứa N15.

 Nhận xét 4 sai vì kết thúc 3 lần nhân đôi trên, số phân tử AND là: 64 + 64 = 128

Vậy không có nhận xét nào đúng


Câu 4:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN

II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) 

I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22-2) =20→ k = 20:2 = 10.

II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60.→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.

III. SAI.Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.

IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60


Câu 5:

(THPT Chuyên Cao Bằng – lần 1 2019): Phân tích thành phần nuclêôtit của 3 chủng virut thu được:

Chủng A: A = G = 20%; T = X = 30%;

Chủng B: A = T = G = X = 25%;

Chủng C: A = U = G = X = 25%.

Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A=T; G=X → ADN dạng kép; A≠T; G≠X →ADN dạng đơn; có U → ARN


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận