Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
22553 lượt thi 30 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Sinh vật sản xuất
Câu 2:
Hệ sinh thái bao gồm
A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
Câu 3:
Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được
Câu 4:
Các kiểu quan hệ đối kháng trong quần xã là
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 5:
Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau
C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
Câu 6:
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường phát triển
B. Ở miền bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.
C. Ở đồng rêu phương bắc, cứ 3 – 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
D. Ở Việt Nam, hàng năm vào mùa thu hoạch lúa, ngô,... chim cu gáy xuất hiện nhiều
Câu 7:
Hiện tượng số lượng cá thể cảu một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là
A. hiện tượng khống chế sinh học
B. trạng thái cân bằng của quần thể.
C. trạng thái cân bằng sinh học
D. sự điều hòa mật độ
Câu 8:
Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?
A. Điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất
B. Mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
C. Điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong tăng xấp xỉ nhau
Câu 9:
Cho các phát biểu về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng xuất cư.
(2) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
(3) Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
(4) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.
A. 1
B. 2.
C. 3
D. 4
Câu 10:
Cho các phát biểu về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu
A. Rừng lá rộng ôn đới
B. Đồng rêu hàn đới
C. Rừng cây lá kim
D. Rừng mưa nhiệt đới
Câu 11:
Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là
A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể
B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể
C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển
D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên
Câu 12:
Sinh vật sản xuất là những sinh vật
A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.
Câu 13:
Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
B. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp
D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp
Câu 14:
Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulozơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là
A. cộng sinh
B. hội sinh
C. hợp tác
D. kí sinh
Câu 15:
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật
B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong
C. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp
D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường
Câu 16:
Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. phát triển thuận lợi nhất.
B. có sức sống trung bình
C. có sức sống giảm dần
D. chết hàng loạt
Câu 17:
Có bao nhiêu tập hợp cá thể sau đây được gọi là quần thể?
(1) Một đàn sói sống trong rừng.
(2) Một rừng cây.
(3) Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa.
(4) Một đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao
B. 2
Câu 18:
Cho các nhận xét sau về kích thước quần thể, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Nếu kích thước quần xuống dưới mức tối thiểu thì chắc chắn sẽ bị diệt vong.
(2) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
(3) Kích thước quần thể giao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và sự giao động này khác nhau giữa các loài.
(4) Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với điều kiện sống của môi trường
Câu 19:
Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. Phân bố ngẫu nhiên
B. Phân bố theo nhóm
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng
D. Phân bố đồng đều
Câu 20:
Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Câu 21:
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
A. Độ da dạng về loài.
B. Mật độ cá thể của quần thể.
C. Tỉ lệ giới tính
D. Tỉ lệ các nhóm tuổi
Câu 22:
Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. Cộng sinh.
B. Kí sinh
C. Hợp tác
D. Hội sinh
Câu 23:
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
B. Do nhu cầu sống khác nhau
C. Do mối quan hệ hợp tác giữa các loài
D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
Câu 24:
Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
A. ưa bóng và chịu hạn.
B. ưa sáng
C. ưa bóng
D. chịu nóng
Câu 25:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian
C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian
D. Mức sinh sản và mức tử vong có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường
Câu 26:
Có bao nhiêu nhận xét sau là đúng khi nói về ổ sinh thái?
(1) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
(2) Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.
(3) Các loài cùng chung nơi ở đều có các ổ sinh thái giống nhau.
(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
Câu 27:
Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
Câu 28:
Chu trình sinh - địa - hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
A. Oxi
B. Cacbon
C. Nito
D. Photpho
Câu 29:
Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. Cạnh tranh
D. Cộng sinh
Câu 30:
Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
4 Đánh giá
75%
25%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com