541 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P5)

  • 8663 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Về chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân, cho các phát biểu dưới đây:

I. Ở pha S của kỳ trung gian, các hoạt động tự sao của ADN diễn ra, khi kết thúc pha này các NST đã tồn tại ở trạng thái kép.

II. Ở tế bào động vật và thực vật đều có trung thể và từ đó tổng hợp nên các vi ống tạo ra thoi phân bào, quá trình này xảy ra ở kỳ đầu nguyên phân.

III. NST kép co xoắn cực đại, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ giữa nguyên phân.

IV. Ở kỳ sau của quá trình nguyên phân, ở mỗi cực của tế bào các NST kép tập trung lại thành bộ nhân mới.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án A

I. Ở pha S của kỳ trung gian, các hoạt động tự sao của ADN diễn ra, khi kết thúc pha này các NST đã tồn tại ở trạng thái kép. à đúng

II. Ở tế bào động vật và thực vật đều có trung thể và từ đó tổng hợp nên các vi ống tạo ra thoi phân bào, quá trình này xảy ra ở kỳ đầu nguyên phân. à sai, tế bào thực vật không có trung tử

III. NST kép co xoắn cực đại, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ giữa nguyên phân. à đúng

IV. Ở kỳ sau của quá trình nguyên phân, ở mỗi cực của tế bào các NST kép tập trung lại thành bộ nhân mới. à sai, ở kì sau nguyên phân, NST tồn tại thành trạng thái đơn.


Câu 2:

Alen D có chiều dài 510nm và có lượng A nhiều hơn 1,5 lần so với 1 loại nucleotide khác. Alen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp alen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: 

Xem đáp án

Đáp án C

Alen D: 2A+2G

A = 1,5G

à giải hệ PT: A = T = 900, G = X = 600

Alen D mất 1 cặp A-T thành d: A = T = 899; G = X = 600

Một tế bào có cặp alen Dd nguyên phân 1 lần, số nu mỗi loại môi trường cung cấp là:

A = T = (899+900)*(21-1) = 1799

G = X = (600+600)*(21-1) = 1200 


Câu 3:

Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có th ể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

 Đáp án D

- Các loại giao tử đột biến có thể tạo ra do sự không phân li của 1 cặp NST trong GP1, GP2 bình thường là: n-1, n+1

- Giao tử bình thường: n

- Sự phối hợp tự do của 3 loại giao tử trên tạo ra các kiểu tổ hợp là: n x n, n x (n-1), n x (n+1), (n-1) x (n-1), (n+1) x (n+1) à 2n, 2n-1, 2n+1, 2n-2, 2n+2


Câu 4:

Loại liên kết tham gia kết nối giữa các nucleotide với nhau để tạo thành chuỗi ADN mạch đơn: 

Xem đáp án

Đáp án A

Loại liên kết tham gia kết nối giữa các nucleotide với nhau để tạo thành chuỗi ADN mạch đơn là liên kết phosphoeste.


Câu 5:

Dưới tác động của tác nhân gây đột biến là 5 – Brom Uraxin, các gen chịu tác động sẽ bị đột biến theo chiều hướng

Xem đáp án

Đáp án B

Dưới tác động của tác nhân gây đột biến là 5 – Brom Uraxin, các gen chịu tác động sẽ bị đột biến theo chiều hướng: Thay thế 1 cặp AT thành 1 cặp GX.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận