Dạng 7: Nghiệm của đa thức một biến có đáp án

  • 353 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Cho đa thức f(x) = 2x2 + 12x + 10. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

f(– 9) = 2.( – 9)2 + 12.( – 9) + 10 = 64 ≠ 0.

Do đó x = – 9 không là nghiệm của f(x).

f(1) = 2.(1)2 + 12.(1) + 10 = 24 ≠ 0.

Do đó x = 1 không là nghiệm của f(x).

f(–1) = 2.( –1)2 + 12.(–1) + 10 = 0.

Do đó x = 1 là nghiệm của f(x).

f(– 4) = 2.( – 4)2 + 12.( – 4) + 10 = – 6 ≠ 0.

Do đó x = – 4 không là nghiệm của f(x).

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 2:

Cho các giá trị của x là 0; – 1; 1; 2; –2. Giá trị nào của x là nghiệm của đa thức P(x) = x2 + x – 2?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

P(0) = 02 + 0 – 2 = – 2 ≠ 0 nên x = 0 không phải là nghiệm của P(x).

P(– 1) = (– 1)2 + 1.( – 1) – 2 = – 2 ≠ 0 nên x = – 1 không là nghiệm của P(x).

P(1) = 12 + 1.1 – 2 = 0 nên x = 1 là nghiệm của P(x).

P(2) = 22 + 1.2 – 2 = 4 ≠ 0 nên x = 2 không là nghiệm của P(x).

P(– 2) = (– 2)2 + 1.( – 2) – 2 = 0 nên x = – 2 không là nghiệm của P(x).

Vậy x = 1; x = – 2 là nghiệm của P(x).


Câu 3:

Số nghiệm của đa thức x3 + 27 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

Ta có x3 + 27 = 0

x3 = – 27

x3  = (– 3)3

x = – 3.

Vậy đa thức đã cho có một nghiệm x = – 3.

Do đó ta chọn đáp án A.


Câu 4:

Đa thức P(x) = x2 + 1 có bao nhiêu nghiệm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì x2  ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 1.

Suy ra P(x) = x2 + 1 > 0 nên đa thức P(x) vô nghiệm.

Do đó ta chọn đáp án D.


Câu 5:

Nghiệm của đa thức x2 – 2003x – 2004 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có hệ số a = 1, b = –2003, c = –2004.

Khi đó ta có: a – b + c = 1 – (– 2003) + (– 2004) = 0.

Do đó đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có nghiệm x = – 1.


Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận