Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
11416 lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
2992 lượt thi
Thi ngay
7635 lượt thi
4337 lượt thi
3490 lượt thi
3267 lượt thi
3731 lượt thi
2730 lượt thi
2481 lượt thi
2245 lượt thi
2797 lượt thi
Câu 1:
Đề hydrat hóa 6 gam một rượu thì thu được 1,68 lít anken với hiệu suất phản ứng là 75%. Công thức tổng quát của rượu đó là:
A.C2H5OH
B.C3H7OH
C.CH3OH
D.C4H9OH
Câu 2:
Cho Na dư vào V (ml) cồn etylic 46o (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml; của nước là 1 g/ml) thu được 42,56 lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 475 ml
B. 200 ml
C. 100 ml
D. 237,5 ml
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen glicol và 0,2 mol ancol M thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 0,3 mol H2. Vậy ancol M là :
A. C3H8O
B. C3H8O2
C. C3H8O3
D. C4H10O2
Câu 4:
Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol no đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol nCO2 : nH2O = 3 : 4. Vậy công thức phân tử của 2 ancol là:
A. C2H5OH và C3H7OH
B. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2
C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2
D. C3H5(OH)3 và C2H4(OH)2
Câu 5:
Cho Na tác dụng với etanol dư sau đó chưng cất đuổi hết etanol dư rồi đổ nước vào, cho thêm vài giọt quỳ tím thì thấy dung dịch
A. có màu xanh.
B. có màu đỏ.
C. có màu hồng.
D. có màu tím.
Câu 6:
Thể tích ancol etylic 92o cần dùng là bao nhiêu để điều chế được 2,24 lít C2H4 (đktc). Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 62,5% và d = 0,8 g/ml.
A. 8 ml.
B. 10 ml.
C. 12,5ml.
D. 3,9 ml.
Câu 7:
Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là:
A.C4H8O
B. C3H8O
C. C2H6O
D. CH4O
Câu 8:
Cho phản ứng sau:
p-BrC6H4CH2Br + dd NaOH→ A + NaBr
Vậy A có thể là:
A. p-BrC6H4CH2OH
B. p-HOC6H4CH2Br
C. p-HOC6H4CH2OH
D. C6H5CH2OH
Câu 9:
Cho 0,8 mol hỗn hợp A gồm 3 ancol có công thức phân tử lần lượt là C2H6O2, C3H8O2 và C5H12O2 phản ứng vừa đủ với Na, phản ứng xong thu được V lít H2 (đktc). Vậy giá trị của V là
A. 4,48
B. 8,96
C. 17,92
D. 35,84
Câu 10:
Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hidroxit. Số cặp tác dụng được với nhau là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 11:
Cho các chất sau : etanol, glixerol, etylen glicol. Chất không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là:
A. etylen glicol.
B. glixerol.
C. etanol.
D. etanol và etylen glicol.
Câu 12:
Một loại gạo chứa 75% tinh bột. Lấy 78,28 kg gạo này đi nấu rượu etylic 400, hiệu suất phản ứng của cả quá trình là 60%. Khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml. Thể tích rượu 400 thu được là:
A. 60(lít)
B. 52,4(lít)
C. 62,5(lít)
D. 45(lít)
Câu 13:
Rượu no đơn chức X mạch hở có tỉ khối với H2 là 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nung nóng ở 1800C. Thu được 1 anken mạch thẳng duy nhất. X là:
A. Etanol
B. 2-metyl propanol-2
C. Propan -1-ol
D. Butan-1-ol
Câu 14:
Cho m gam một ancol no, đơn chức qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp thu được có tỉ khối đối với hidro là 15,5. Giá trị của m là:
A. 0,92
B. 0,32
C. 0,62
D. 0,46
Câu 15:
Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là:
A. 2,4 gam
B. 1,9 gam
C. 2,85 gam
D. 3,8 gam
Câu 16:
Để điều chế được m-nitrophenol từ benzen:
Người ta tiến hành các giai đoạn sau:
A. Nitro hóa → clo hóa → thủy phân bằng NaOH đặc ở nhiệt độ và áp suất cao.
B. Clo hóa → nitro hóa → thủy phân bằng NaOH đặc ở nhiệt độ và áp suất cao.
C. Nitro hóa → clo hóa → thuy phân bằng dung dịch NaOH nhiệt độ cao.
D. Clo hóa → nitro hóa → thủy phân bằng dung dịch NaOH nhiệt độ cao.
Câu 17:
Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3 – C6H3(OH)2
B. HO – C6H4 – COOCH3
C. HO – CH2 – C6H4 - OH
D. HO – C6H4 – COOH
Câu 18:
Cho m gam hỗn hợp M gồm metanol, etanol và propenol phản ứng vừa đủ với Na thu được V lít H2 (đktc) và (m + 3,52) gam muối. Vậy giá trị của V là:
A. 3,584
B. 1,792
C. 0,896
D. 0,448
Câu 19:
Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg
B. 5,0 kg
C. 6,0 kg
D. 4,5 kg
Câu 20:
Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Dung dịch Y là phenol 0,2M. Muốn phản ứng hết lượng phenol có trong 0,2 lít dung dịch Y cần phải dùng dung dịch X có thể tích vừa đủ là:
A. 80ml
B. 150ml
C. 0,2l
D. 0,5 l
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O2, C3H8O2.
B. C2H6O, CH4O.
C. C3H6O, C4H8O.
D. C2H6O, C3H8O.
Câu 22:
Để điều chế axit picric (2,4,6–trinitrophenol) người ta đi từ 4,7gam phenol và dùng một lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là(các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 0,225 mol và 11,45g
B. 0,2 mol và 11,45g
C. 0,225 mol và 13,85g
D. 0,15 mol và 9,16 g
Câu 23:
Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là :
A. m=a-V5,6
B. m =2a-V11,2
C. m=2a-V22.4
D. m=a+V5,6
Câu 24:
Etanol dùng làm dung môi hoặc nguyên liệu thô được sản xuất chủ yếu theo cách nào dưới đây?
A. Hiđrat hóa etilen với xúc tác H3PO4/SiO2 (to, p).
B. Chưng khan gỗ.
C. Đi từ dẫn xuất halogen bằng phản ứng với dung dịch kiềm.
D. Thủy phân este trong môi trường kiềm.
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở, cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là:
A. 4,9 và propan-1,2-diol
B. 9,8 và propan-1,2-diol
C. 4,9 và glixerol
D. 4,9 và propan-1,3-diol.
2283 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com