Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
40348 lượt thi 30 câu hỏi 30 phút
Câu 1:
Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 2:
Trên thị trường mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng hóa là?
A. Giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh trục giá trị.
B. Giá cả hàng hóa luôn cao hơn giá trị hàng hóa.
C. Giá cả hàng hóa luôn thấp hơn giá trị hàng hóa.
D. Giá cả hàng hóa bằng với giá trị hàng hóa.
Câu 3:
Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong?
A. sản xuất hàng hóa.
B. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. tiêu dùng hàng hóa.
Câu 4:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Số lượng hàng hóa trên thị trường.
B. Nhu cầu của người sản xuất.
C. Giá cả thị trường.
D. Nhu cầu của người tiêu dùng.
Câu 5:
Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
B. người sản xuất ngày càng giàu có.
C. kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng.
D. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
Câu 6:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói đến mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Làm cho giá trị của hàng hóa giảm xuống.
B. Làm cho chi phí sản xuất của hàng hóa tăng lên.
C. Làm cho hàng hóa phân phối không đồng đều giữa các vùng.
D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
Câu 8:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
Câu 9:
Điều tiết sản xuất là
A. điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành.
B. phân phối lại nguồn tiền từ nơi này sang nơi khác.
C. điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác.
D. phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác.
Câu 10:
Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
A. Ngang giá trị xã hội của hàng hóa.
B. Ngang giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Ngang giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Ngang giá trị cá biệt của hàng hóa.
Câu 11:
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật kinh tế.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung cầu.
D. Quy luật giá trị.
Câu 12:
Quy luật kinh tế chỉ ra đời và hoạt động khi nào?
A. Khi có hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa.
B. Khi tiền tệ xuất hiện.
C. Khi con người xuất hiện.
D. Khi xã hội phát triển.
Câu 13:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, nguyên tắc ngang giá có nghĩa là hàng hóa A và hàng hóa B ngang nhau về?
A. giá cả.
B. sức cạnh tranh trên thị trường.
C. giá trị trao đổi.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa A và hàng hóa B.
Câu 14:
Giá trị xã hội của hàng hoá được xác định trong điều kiện sản xuất?
A. Đặc biệt.
B. Trung bình.
C. Tốt.
D. Xấu.
Câu 15:
Quy luật giá trị vận động thông qua?
Câu 16:
Ngoài giá trị, giá cả, quy luật thị trường còn phụ thuộc vào?
A. Cạnh tranh, sức mua của đồng tiền.
B. Cạnh tranh, cung cầu.
C. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị.
D. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
Câu 17:
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị số lượng, chất lượng.
B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. Giá trị trao đổi.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 18:
Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng làm cho
A. lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm.
B. lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm.
C. lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng.
D. lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng.
Câu 19:
Quy luật giá trị có tác dụng?
A. Mặt tích cực là cơ bản và trội hơn mặt tiêu cực.
B. Hoàn toàn tích cực.
C. Hoàn toàn tiêu cực.
D. Có tích cực, tiêu cực.
Câu 20:
Những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản. Điều này thể hiện sự tác động của quy luật giá trị đến việc
A. kích thích sản xuất.
B. lưu thông hàng hóa.
C. phân hóa giàu nghèo.
D. điều tiết sản xuất.
Câu 21:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
A. sự điều tiết của người bán.
B. hành vi của người mua.
C. giá cả hàng hóa trên thị trường.
D. giá trị hàng hóa trên thị trường.
Câu 22:
Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng hàng hóa biểu hiện như thế nào?
A. Giá cả < giá trị.
B. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Giá cả = giá trị.
D. Thời gian lao động cá biệt phải phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 23:
Tăng năng suất lao động sẽ làm cho?
A. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm.
B. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng.
C. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm.
D. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
Câu 24:
Tăng cường độ lao động không làm thay đổi?
A. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
B. Giá cả của một đơn vị hàng hóa.
C. Lượng giá trị của các hàng hóa.
D. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa.
Câu 25:
Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
A. Phát triển mô hình kinh tế thị trường.
B. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
C. Tích cực mở rộng thị trường
D. Tích lũy hàng hóa khi có điều kiện.
Câu 26:
Khảo sát thị trường thấy giá dưa hấu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam rất rẻ chỉ có 1.000 đ/ kg. Để bù lỗ, nhiều bà con thương lái góp tiền thuê xe tải chở dưa ra các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ. Việc làm đã vận dụng tính tích cực của quy luật giá trị đến
A. điều tiết sản xuất.
B. kích thích sản xuất.
C. kích thích tiêu dùng.
D. lưu thông hàng hóa.
Câu 27:
Trong khi mọi năm, mặt hàng máy sưởi, điều hòa 2 chiều, bình tắm, ấm siêu tốc... được bán rất chạy. Còn năm nay, mặt hàng trên nhập 2 tháng rồi vẫn còn nhiều, không bán được, số tiêu thụ được rất thấp. Vì vậy, anh D đã giảm giá 30% cho toàn bộ mặt hàng trên. Điều này thể hiện tác động của quy luật giá trị đến việc
A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
B. điều tiết sản xuất.
C. lưu thông hàng hóa.
D. phân hóa giàu nghèo.
Câu 28:
Cô H chuyên trồng rau bắp cải để bán, nhưng năm nay do bắp cải giá rẻ nên cô không trồng bắp cải nữa mà chuyển sang trồng su hào có giá bán cao hơn. Hành động của cô H chịu sự tác động nào của quy luật giá trị?
A. Tác động điều tự phát của quy luật giá trị.
B. Tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
C. Tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
D. Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị.
Câu 29:
Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tự phát từ quy luật giá trị.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 30:
30 mét vải chứa đựng 1 lượng lao động xã hội bằng 1gr vàng (1gr vàng là giá cả của 30 mét vải). Nếu năng suất tăng lên 3 lần (giá vàng không đổi). Hỏi 1gr vàng có thể mua bao nhiêu mét vải?
A. 120 m.
B. 90 m.
C. 30 m.
D. 60 m.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com