Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
40358 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể
A. hiểu được hành vi của mình.
B. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
Câu 2:
Có tất cả mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. Sáu
B. Ba.
C. Bốn
D. Năm
Câu 3:
Trong các hình thức dưới đây, hình thức nào là sử dụng pháp luật?
A. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
D. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 4:
Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Phê bình.
B. Chuyển công tác khác.
C. Buộc thôi việc.
D. Cảnh cáo.
Câu 5:
Công dân B không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân B đã:
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 6:
Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Tòa án nhân dân huyên Y không thực hiện chia tài sản theo di chúc của ông B.
B. Anh X điều khiển xe máy đi ngược chiều trong đường một chiều.
C. Đối tượng G lấy trộm số tiền trị giá 450.000 đồng.
D. Tên A cố ý lây truyền HIV cho người khác.
Câu 7:
K 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma túy. Cơ quan Công an kết luận K đã vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. K có phải chịu trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
A. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác.
B. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.
C. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 8:
Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự và dân sự.
C. Hình sự.
D. Hình sự và kỷ luật.
Câu 9:
Đang thực hiện hợp đồng giao dịch chứng khoán, Công ty Z đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty L. Hành vi của Công ty Z là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Kỷ luật.
C. Hành chính.
D. Dân sự.
Câu 10:
Khi công dân vi phạm pháp luật với mức độ và tính chất vi phạm như nhau thì phải
A. chịu trách nhiệm dân sự như nhau.
B. chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
C. chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
D. chịu trách nhiệm dân sự khác nhau.
Câu 11:
Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không thể hiện qua việc
A. không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
C. hạn chế việc thay đổi các Luật, bộ Luật.
D. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật
Câu 12:
Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng
A. trong thực hiện quyền lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. trong kinh doanh.
D. giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 13:
Công ty X đã bố trí nhiều lao động nữ vào làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại. Trong trường hợp này, công ty X đã vi phạm
A. quyền lao động của công dân.
B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. quyền tự do lựa chọn việc làm.
D. giao kết hợp đồng lao động.
Câu 14:
Do thua lô đề nên người chồng đã bán chiếc xe taxi nguồn thu nhập chính của gia đình và là tài sản chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ
A. tình cảm.
B. gia đình.
C. nhân thân.
D. tài sản.
Câu 15:
Một số doanh nghiệp kinh doanh thép đã nhập khẩu thép lậu từ thị trường Trung Quốc về Việt Nam bán với giá rẻ làm cho các doanh nghiệp khác không thể cạnh tranh được dẫn đến phá sản và gây rối loạn thị trường thép. Việc làm của một số doanh nghiệp kinh doanh thép lậu đã vi phạm quyền bình đẳng trong
A. lao động.
B. sản xuất.
C. kinh doanh.
D. tiêu thụ hàng hóa.
Câu 16:
Giam giữ người quá thời hạn quy định của pháp luật là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Câu 17:
Anh T dùng gậy đánh người gây thương tích. Anh T đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. dân chủ cơ bản của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của công dân.
Câu 18:
A và B yêu nhau. Sau một thời gian, B phát hiện A có tính cờ bạc và lăng nhăng nên B yêu cầu chia tay. A hẹn B đến nhà mình gặp nhau lần cuối để giải thích. A đã giam giữ và ép B không được chia tay thì mới được thả ra. Việc làm của A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. quyền tự do ngôn luận.
D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 19:
Công ty H đang họp giao ban và triển khai một số nội dung tuần mới. Anh T là đại diện đối tác bất ngờ đến và dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên công ty H. Giám đốc công ty H yêu cầu anh T dừng lại và không được can thiệp. Nhận định nào sau đây là sai.
A. Nhân viên công ty H không vi phạm quyền tự do ngôn luận.
B. Giám đốc công ty H vi phạm quyền tự do ngôn luận.
C. Anh T vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Anh T vi phạm quyền tự do ngôn luận
Câu 20:
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Nội dung trên thuộc
A. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
B. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
C. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
D. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 21:
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là quyền gắn liền với việc thực hiện
A. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.
B. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
C. trật tự, an toàn xã hội.
D. hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
Câu 22:
Thông báo cho cơ quan chức năng về hành vi gian lận thương mại là công dân đã thực hiện quyền
A. tố cáo.
B. quản lý xã hội.
C. khiếu nại.
D. quản lý nhà nước.
Câu 23:
Chị V bị giám đốc công ty kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Khi cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 24:
Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông A đã sang nhà hàng xóm nói chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội đen về hành hung ông A. Trong trường hợp này ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật?
A. Khiếu nại với công an xã.
B. Tố cáo với công an xã.
C. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
D. Huy động gia đình anh em sang đánh nhau với nhà hàng xóm
Câu 25:
Nhà văn trẻ T đưa ra sáng kiến gộp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán làm một để tiết kiệm và hợp xu thế của thế giới là thể hiện quyền nào của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Phát triển.
C. Học tập.
D. Tự do.
Câu 26:
Đâu là một trong những nội dung của quyền sáng tạo?
A. Tự do sáng tác.
B. Sở hữu công nghiệp.
C. Sở hữu trí tuệ.
D. Sáng tác.
Câu 27:
Những người có tài trong các cơ quan nhà nước được cử đi học tập ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Điều này thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. dân chủ của công dân.
C. sáng tạo của công dân.
D. phát triển của công dân.
Câu 28:
D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon cấp quốc gia nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.
C. Quyền học tập theo sở thích.
D. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 29:
Hoạt động nào dưới đây, không phải là hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia?
A. Xâm phạm đến chế độ kinh tế.
B. Xâm phạm đến độc lập chủ quyền.
C. Xâm phạm đến các hoạt động tôn giáo.
D. Xâm phạm chế độ chính trị.
Câu 30:
Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là
A. tư liệu lao động
B. công cụ lao động.
C. đối tượng lao động.
D. Phương tiện lao động.
Câu 31:
Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt
A. các thời đại kinh tế.
B. các quan hệ kinh tế.
C. các mức độ kinh tế.
D. các hoạt động kinh tế.
Câu 32:
M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Củng cố an ninh quốc phòng.
B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Phát triển kinh tế.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 33:
Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động hao phí của mọi người sản xuất hàng hóa.
D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
Câu 34:
Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh A.
B. Anh A và anh B.
C. Anh B.
D. Anh C.
Câu 35:
Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với trà sữa F của công ty K. Việc cố ý sử dụng nhãn hiệu gần giống với hãng trà sữa N, hình dáng và mẫu mã gần giống như vậy là thể hiện tác động tiêu cực của cạnh tranh đến việc
A. sử dụng thủ đoạn phi pháp và bất lương.
B. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt
D. chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức.
Câu 36:
Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu là
A. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
B. giá cả, thu nhập.
C. thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
D. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.
Câu 37:
Vận dụng quan hệ cung- cầu để lí giải tại sao lại có tình trạng "cháy vé" trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. cung < cầu.
B. cung > cầu.
C. cung, cầu rối loạn
D. cung = cầu.
Câu 38:
Nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. giáo dục đào tạo và văn hóa.
B. nguồn lực con người và khoa học công nghệ.
C. khoa học công nghệ và kinh tế.
D. giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
Câu 39:
Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá có
A. tạm thời ổn định bền vững.
B. tác dụng to lớn và toàn diện.
C. bước đầu có ảnh hưởng.
D. tiền đề cho công nghiệp phát triển.
Câu 40:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của
A. tự động hóa.
B. kinh tế tri thức.
C. hiện đại hóa.
D. công nghiệp hóa.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com