Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P8)

  • 14987 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Nucleotit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?

Xem đáp án

Đáp án D

ADN được cấu tạo từ các loại nucleotit A, T, G, X không có U


Câu 2:

Một trong những điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là?

Xem đáp án

Đáp án D

STUDY TIP

Quá trình nhân đôi ADN ở nhân sơ và nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, các mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 5' → 3' và sử dụng các nguyên liệu là các nucleotit.

Ở tế bào nhân thực, kích thước phân tử ADN lớn hơn và tốc độ nhân đôi chậm hơn nhân sơ nên ở nhân thực sẽ có nhiều điểm khởi đầu tái bản. Còn ở nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.


Câu 3:

Một gen có tổng số 90 chu kỳ xoắn. Trên một mạch của gen có số nucleotid loại A = 4T; G = 3T; X = T. Tổng số liên kết hidro của gen này là

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng số nucleotit của gen = 90 x 20 = 1800 nucleotit.

Giả sử trên mạch 1 của gen có tỉ lệ A = 4T; G = 3T; X = T.

→ A1: T1: G1: X1 = 4 : 1 : 3 : 1.

→ Số nucleotit loại G của gen=3+1.180024+1+3+1=400

Vậy tổng số liên kết hidro của gen: H = N + G = 1800 + 400 = 2200 liên kết


Câu 4:

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi xảy ra sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng thì sẽ dẫn đến hiện tượng đột biến mất đoạn và lặp đoạn


Câu 5:

Từ một tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n. Tế bào 4n này và các tế bào khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ a của quá trình phân bào, sau đó các tế bào tiếp tục nguyên phân b lần.

Số tế bào trước khi xảy ra đột biến là 2a tế bào. Trong các tế bào con, có 1 tế bào bị đột biến thành tế bào tứ bội 4n, tế bào này tiếp tục nguyên phân bình thường (b - 1) lần thì số tế bào đột biến thu được sau khi kết thúc quá trình là 2b-l.

Các tế bào 2n còn lại có số lượng (2a - 1) tiếp tục nguyên phân k lần thì số tế bào thu được sau khi kết thúc quá trình là: 2b x (2a - 1).

Theo đề bài, tổng số tế bào tạo thành là 240

→ 2b x (2a - 1) + 2b-1 = 240.

Do a, b là số nguyên dương và biện luận a, b theo phương trình trên, ta có a = 3, b = 5.

Vậy trong 240 tế bào con tạo thành, số tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n là:

2b.(2a -1) = 25.(23 -1) = 224.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận