Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
3928 lượt thi 21 câu hỏi
1962 lượt thi
Thi ngay
2265 lượt thi
2427 lượt thi
Câu 1:
Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc nhẹ một sợi dây, sở hai đầu có treo hai quả cân A và B có khối lượng là mA=600g và mB=400gnhư hình 35. Lấy g=10m/s2. Thả cho hệ bắt đầu chuyển động. Hãy tính:
a) Vận tốc của mỗi quả cân ở cuối giây thứ hai.
b) Quãng đường mà mỗi quả cân đi được trong hai giây đầu tiên.
c) Lực căng của dây nối các vật.
Một hệ vật được bố trí như hình vẽ 36.
Biết khối lượng các vật m1 = 4kg, m2 = 2kg, dây nối có khối lượng không đáng kể, hệ số ma sát giữa vật m1 và mặt phẳng ngang là k =0,3. Thả cho hệ chuyển động tự do.
a) Xác định gia tốc và vận tốc của hệ sau 2s chuyển động. Lấy g=10m/s2
b) Tìm lực căng dây nối các vật.
Câu 2:
Một hòn bi được ném từ mặt đất, xiên với góc nghiêng 30° so với phương ngang với vận tốc đầu 20m/s. Tim:
a) Độ cao cực đại của vật.
b) Tầm bay xa.
c) Độ lớn và hướng của vectơ vận tốc lúc bi chạm đất.
Câu 3:
Một quả bóng được ném về phía bức tường với vận tốc 25m/s và với góc 45° so với phương ngang. Tường cách nơi ném bóng 22m.
a) Quả bóng bay bao lâu trươc khi đập vào tường.
b) Quả bóng đập vào tường tại điểm cao hơn hay thấp hơn điểm ném bao nhiêu?
c) Quả bóng có đi qua điểm cao nhất trước khi chạm tường hay không?
Câu 4:
Hai vật được ném đồng thời từ mặt đất với các vận tốc ban đầu v1 và v2, các góc ném α1 và α2. Xét hai trường hợp (hình 49a và b):
a) v1cosα1=v2cosα2;v1>v2b) v1sinα1=v2sinα2;v1>v2
Hỏi trong mỗi trường hợp thì:
- Vật nào chạm đất xa hơn?
- Vật nào chạm đất sớm hơn?
Câu 5:
Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc 10 m/s ở độ cao 50m.
a) Viết phương trình quỹ đạo của vật.
b) Xác định tầm bay xa của vật (tính theo phương ngang).
c) Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất. Bỏ qua sức cán của không khí và lấy g=10m/s2
Câu 6:
Một vật được ném ngang từ độ cao 75m. Sau khi chuyển động được 2 giây, vectơ vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc 45°.
a) Tính vận tốc đầu của vật.
b) Thời gian chuyển động của vật.
c) Tầm bay xa của vật. Lấy g=10m/s2
Câu 7:
Một vật được ném lên thẳng đứng. Biết rằng vật lên cao được 20m thì rơi xuống.
Tính:
a) Vận tốc đầu v0
b) Vận tốc của vật ở độ cao 8m.
c) Thời gian vật chuyển động cho đến lúc trở về vị trí đầu.
Câu 8:
Hãy giải thích các hiện tượng sau bằng kiến thức về lực quán tính:
a) Khi ôtô tăng tốc độ, các hành khách bị ngả người ra phía sau.
b) Khi ôtô giảm tốc độ, hành khách bị chúi người về phía trước.
Câu 9:
Vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng 1,5R (với R là bán kính Trái Đất bằng 6400km). Lây . Hãy tính vận tốc dài và chu kì quay của vệ tinh.
Câu 10:
Một vật đặt ở mép một chiếc bàn quay. Phải quay bàn với tần số lớn nhất là bao nhiêu để vật không bị văng ra khỏi bàn? Biết mặt bàn hình tròn bán kính l,75m. Lấy g=10m/s2. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là 0,4.
Câu 11:
Một chiếc phễu có mặt phễu nghiêng góc α so với phương thẳng đứng, quay quanh trục như hình vẽ 51 với vận tốc góc ω. Một viên bi nhỏ đặt trong mặt phễu quay cùng với phễu. Khi chuyển động đã ổn định, bi quay cùng vận tốc góc với phễu và ở vị trí cách trục phiễu một đoạn R, coi ma sát là nhỏ. Tính R.
Câu 12:
Một quả cầu buộc vào một sợi dây có chiều dài l = 30 cm quay trong mặt phẳng nằm ngang theo quỹ đạo tròn bán kính r = 15cm và dây tạo thành hình nón. Xác định số vòng quay trong một giây? Lấy g=9,8m/s2
Câu 13:
Một vật có khối lượng l0kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 100N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0,35m/s2 thì dây có bị đứt không? Lấy g=10m/s2
Câu 14:
Người ta treo một con lắc trong một toa tàu. Biết tàu chuyển động ngang với gia tốc a và dây treo con lắc nghiêng góc α=18o so với phương thẳng đứng. Tính gia tốc của tàu. Lấy g=10m/s2
Câu 15:
Một ôtô có khối lượng 1650kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với vận tốc 59,4km/h. Tính áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 90m. Hãy so sánh kết quả tìm được với trọng lượng của xe và rút ra nhận xét. Lấy g=10m/s2
Câu 16:
Một ôtô có khối lượng 1400kg chuyển động đều qua một đoạn đường võng (coi như cung tròn) với vận tốc 43,2km/s. Hãy xác định áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm thấp nhất. Coi ôtô là một chất điểm. Biết bán kính cong của một đoạn đường võng R = 65m và g=10m/s2. Hãy so sánh kết quả tìm được với trọng lượng của xe và rút ra nhận xét.
Câu 17:
Trong một thang máy có đặt một lực kế bàn. Một người có khối lượng 68kg đứng trên bàn của lực kế. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu nếu:
a) Thang máy đứng yên. Lấy g=10m/s2
b) Thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a=0,3m/s2
c) Thang máy đi xuống chậm dần đều với gia tốc a=0,3m/s2
Câu 18:
Một vật được đặt ở đỉnh mặt phẳng nghiêng có chiều dài 11m, hệ số ma sát μ = 0,45. Lấy g = 10m/s2.
a) Xác định giá trị góc lớn nhất (α) của mặt phẳng nghiêng để vật nằm yên.
b) Cho α = 30°. Xác định thời gian và vận tốc của vật khi xuống hết dốc.
Câu 19:
Một vật được ném ngang từ độ cao 65m. Sau khi chuyển động được 2 giây, vectơ vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc 30°.
c) Tầm bay xa của vật. Lấy g = 10m/s2.
Câu 20:
Vệ tinh nhân tạo địa tĩnh là vệ tinh được coi là đứng yên đối với mặt đất. Hãy xác định vị trí của mặt phẳng quỹ đạo, độ cao và vận tốc của vệ tinh.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com