Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Đa thức một biến có đáp án (Vận dụng)

  • 809 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Quan hệ giữa quãng đường chuyển động y (m) và thời gian chuyển động x (giây) của chuyển động rơi tự do được biểu diễn gần đúng bởi công thức y = 5x2. Người ta thả rơi tự do một vật nặng từ độ cao 200 m xuống đất. Hỏi khi vật nặng còn cách mặt đất 20 m thì nó đã rơi được thời gian bao lâu?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Khi vật còn cách mặt đất 20 m thì nó đã rơi được:

200 – 20 = 180 (m)

Khi đó ta có: 5x2 = 180

Suy ra x2 = 36 = 62 = (–6)2

Vì x (giây) là thời gian chuyển động nên x > 0

Do đó ta có x = 6.

Vậy vật nặng rơi được 6 giây thì còn cách mặt đất 20 m.

 Ta chọn phương án C.


Câu 2:

Số nghiệm của đa thức T(t) = 2t2 1 là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét đa thức: T(t) = 2t2 1

Ta có t2 ≥ 0 với mọi t

Nên 2t2 ≥ 0 với mọi t

–2t2 ≤ 0 với mọi t

2t2 1 ≤ 1 với mọi t

Hay –2t2 1 < 0 với mọi t

Do đó không có giá trị nào của t thỏa mãn T(t) = 0.

Vậy đa thức T(t) không có nghiệm.

Ta chọn phương án A.


Câu 3:

Cho đa thức B(x) = (x2 + 9)(x + 11)(x – 7). Tổng các nghiệm của đa thức là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có B(x) = 0

Hay (x2 + 9)(x + 11)(x – 7) = 0

Suy ra x2 + 9 = 0 hoặc x + 11 = 0 hoặc x – 7 = 0.

• Trường hợp 1: x2 + 9 = 0

Suy ra x2 = ‒9 (loại, vì bình phương của một số luôn lớn hơn hoặc bằng 0).

• Trường hợp 2: x + 11 = 0

Suy ra x = ‒11

• Trường hợp 3: x – 7 = 0

Suy ra x = 7

Do đó x = ‒11 và x = 7 là nghiệm của đa thức B(x).

Tổng các nghiệm của đa thức B(x) là: (‒11) + 7 = ‒4.

Vậy ta chọn phương án C.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận