Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài tập cuối chương 9 có đáp án (Thông hiểu)

  • 603 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Tung một đồng xu ba lần và ghi lại kết quả. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

⦁ Biến cố M là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu lần tung thứ nhất xuất hiện mặt ngửa thì biến cố M xảy ra; còn nếu xuất hiện mặt sấp thì biến cố M không xảy ra.

⦁ Biến cố N là biến cố không thể vì khi tung đồng xu, kết quả chỉ có thể xuất hiện mặt ngửa hoặc mặt sấp, nên khi tung đồng xu 3 lần không thể có ba kết quả khác nhau xảy ra.

⦁ Biến cố P là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu hai lần tung đầu tiên xuất hiện mặt sấp, lần tung thứ ba xuất hiện mặt ngửa thì biến cố P xảy ra; còn nếu cả ba lần tung đều xuất hiện mặt ngửa thì biến cố P không xảy ra.

⦁ Biến cố Q là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu cả ba lần tung đều xuất hiện mặt sấp thì biến cố Q xảy ra; còn nếu hai lần tung đầu tiên xuất hiện mặt sấp, lần tung thứ ba xuất hiện mặt ngửa thì biến cố Q không xảy ra.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 2:

Thầy Bình có 1 quyển sách tham khảo môn Toán, 2 quyển sách tham khảo môn Vật lí và 4 quyển sách tham khảo môn Hóa học. Thầy chọn ngẫu nhiên 1 quyển sách để làm phần thưởng cho một học sinh. Xác suất của biến cố A: “Quyển sách được chọn là quyển sách tham khảo môn Toán” là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thầy Bình có tất cả 1 + 2 + 4 = 7 quyển sách.

Ta thấy các quyển sách đều có cùng khả năng được chọn.

Do chỉ có 1 quyển sách tham khảo môn Toán nên xác suất của biến cố A: “Quyển sách được chọn là quyển sách tham khảo môn Toán” là: PA=17.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Một hộp chứa 11 quả cầu gồm 5 quả cầu màu xanh và 6 quả cầu màu đỏ. Chọn ngẫu nhiên đồng thời 2 quả cầu từ hộp đó. Cho biến cố B: “Hai quả cầu được chọn có đủ 2 màu”. Khi đó biến cố B là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu lấy được 1 quả cầu màu xanh và 1 quả cầu màu đỏ thì biến cố B xảy ra; còn nếu lấy được cả 2 quả cầu đều có màu xanh thì biến cố B không xảy ra.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 4:

Cô Hoa có 1 đôi giày thể thao, 2 đôi giày sandal, 3 đôi giày cao gót. Trong lúc đi du lịch, cô Hoa sẽ chọn ngẫu nhiên 1 đôi giày. Xác suất của biến cố: “Đôi giày Hoa chọn là đôi giày cao gót” là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cô Hoa có tất cả 1 + 2 + 3 = 6 đôi giày.

Vì khả năng được chọn của mỗi đôi giày là như nhau và cô Hoa có 3 đôi giày cao gót.

Nên xác suất của biến cố: “Đôi giày Hoa chọn là đôi giày cao gót” là 36=12.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 5:

Người ta gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối và đồng chất hai lần. Xét biến cố J: “Kết quả sau hai lần gieo có số chấm khác nhau”. Khi đó biến cố J là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Biến cố J là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu lần gieo thứ nhất có số chấm là 3 và lần gieo thứ hai có số chấm là 5 thì biến cố J xảy ra; còn nếu cả hai lần gieo đều xuất hiện mặt có số chấm là 2 thì biến cố J không xảy ra.

Vậy ta chọn phương án B.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận