Danh sách câu hỏi

Có 259803 câu hỏi trên 5197 trang
Đọc đoạn văn miêu tả sau và trả lời các câu hỏi:  Cuộc thi bắt đầu và một điều cực kì ngạc nhiên đã xảy ra. Đó là việc bạn có chiều cao khiêm tốt nhất trường, tay chân ngắn nhất trường là Ta-ka-ha-si-kun đã về nhất ở tất cả các trò. Các bạn học sinh được tham gia hầu hết các trò chơi. Thật không thể tin nổi! Ở trò “Thi cá chép”, trong khi các bạn đang bò lổm ngổm trong thân cá chép thì Takahashi-kun đã thoăn thoắt chui ra bên ngoài. Đến trò “Thi tìm mẹ”, khi các bạn mới thò được đầu qua hai bậc thang thì Ta-ka-ha-shi-kun đã chui được qua và bỏ xa hơn cả mấy mét. Kể cả ở trò chạy tiếp sức, trong khi các bạn còn đang mò mẫm leo lên từng bậc thì Ta-ka-ha-shi-kun, với đôi chân ngân tũn, leo thẳng một lèo lên bậc trên cùng, hai chân hệt như hai cái pít-tông đẩy lên đẩy xuống, sau đó lại thoăn thoắt leo xuống chẳng khác gì một cuộn phim tua nhanh. Mặc dù tất carcasc bạn đều thề là phải thắng được Ta-ka-ha-shi-kun nhưng cuối cùng giải nhất vẫn về hết tay cậu ấy. Tô-tô-chan cũng cố gắng lắm nhưng chẳng thắng được trò nào. Tô-tô-chan chỉ thắng được Ta-ka-ha-shi-kun lúc chạy bình thường thôi, còn những đoạn khác thì đành chịu thua. Ta-ka-ha-shi-kun tự hào đi lên nhận giải thưởng, hai bên cánh mũi cứ phập phà phập phồng, toàn bộ dáng điệu cũng toát lên sự vui mừng, hạnh phúc. (Trích Tô-tô-chan bên cửa sổ, Ku-rô-y-a-na-gi Tét-xu-kô (Kuroyanagi Tetsuko), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020) a) Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
b) Đoạn 2 (Tìm được ít nhất 3 lỗi liên quan đến dấu câu, thông tin nêu trong câu, thứ tự của các câu và nêu cách khắc phục) Cây cảnh giúp cho con người giảm bớt căng thẳng thần kinh: tăng cường khả năng về trí tuệ, tăng độ tập trung và trí nhớ. Học sinh trong lớp học có cây cảnh sẽ có khả năng tập trung nhiều hơn 70% và độ chuyên cần cũng cao hơn. Nhân viên trong phòng làm việc có cây cảnh sẽ có nhiều ý tưởng hơn 13% so với nhân viên trong phòng có tượng điêu khắc,… Cây xanh trong nhà giúp làm giảm hiện tượng đau đầu, mệt mỏi và căng thẳng trong môi trường làm việc. Cây xanh hoạt động như vùng đệm hấp thu tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Bệnh nhân điều trị trong phòng có cây cảnh hoặc các khoảng không gian xanh thì sức khỏe có khuynh hướng phục hồi nhanh hơn. (Dựa theo 24h.com.vn) Những chỗ sai Cách sửa - Ví dụ: Cây cảnh giúp cho con người giảm bớt căng thẳng thần kinh: tăng cường khả năng về trí tuệ, tăng độ tập trung và trí nhớ. (Dùng dấu hai chấm là không chính xác) - ……………………………………… - ……………………………………… - ……………………………………… - Cây cảnh giúp cho con người giảm bớt căng thẳng thần kinh, tăng cường khả năng về trí tuệ, tăng độ tập trung và trí nhớ. (Thay bằng dấu phẩy) - ……………………………………… - ……………………………………… - ………………………………………
Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi của các đoạn văn sau: a) Đoạn 1 (tìm được ít nhất 4 lỗi liên quan đến cách dùng từ, cách sử dụng dấu câu, vị trí của câu chủ đề và nêu cách khắc phục) Những con vật này thường bị “đánh bắt” từ tự nhiên và bị gây mê bằng thuốc. Chúng ta cũng có thể bị đánh đập và bị “vặt” răng hoặc móng vuốt. Không bao giờ trả tiền để có những bức ảnh chụp của bạn với các loài động vật hoang dã như vẹt, khỉ hoặc các loài hoang dã thuộc họ nhà mèo như hổ tại các đền, chùa? Ở Nam Phi, hàng nghìn con sư tử bị nuôi nhốt sinh sản và bị tách mẹ từ khi còn nhỏ để được sử dụng làm “đạo cụ hình ảnh” cho khách du lịch. Khi những sư tử con lớn hơn một chút, chúng bị đem sử dụng cho dịch vụ du lịch trải nghiệm “đi bộ với sư tử” nhưng cuối cùng bị bán để bị bắn giết trong hoạt động săn bắn chiến lợi phẩm, hoặc bị buôn bán cho nhu cầu sử dụng xương hổ. (Dựa theo moitruong.net.vn) Những chỗ sai Cách sửa - Ví dụ: Những con vật này thường bị “đánh bắt” từ tự nhiên và bị gây mê bằng thuốc. (Sử dụng từ “đánh bắt” không phù hợp) - ……………………………………… - ……………………………………… - ……………………………………… - Những con vật này thường bị “đánh cắp” từ tự nhiên và bị gây mê bằng thuốc. (Thay bằng từ “đánh cắp”) - ……………………………………… - ……………………………………… - ………………………………………  
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau: Câu hỏi đánh giá Gợi ý chỉnh sửa bài viết 1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nên / không nên cho trẻ em sử dụng mạng xã hội Facebook và quan điểm của bản thân về vấn đề này chưa? - Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, viết thêm những nội dung đó vào chỗ trống sau: ……………………………………………………   2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính sau đây chưa: cách hiểu về mạng xã hội Facebook, lí do vì sao nên / không nên cho trẻ em sử dụng mạng xã hội Facebook. - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi câu bổ sung vào bên lề hoặc vào chỗ trống sau: ……………………………………………………   3. Phần kết bài đã khẳng định lại ý kiến của em chưa? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống dưới đây: …………………………………………………… 4. Bài viết đã có đủ 5 từ Hán Việt chưa? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân dưới những từ đó. - Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ Hán Việt vào vị trí nào. Sau đó, đánh dấu ở bên lề tương ứng với dòng có từ ấy và ghi rõ từ cần bổ sung vào chỗ trống sau: …………………………………………………… 5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?   Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh hoặc ghi vào chỗ trống sau: ……………………………………………………
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau: Câu hỏi đánh giá Gợi ý chỉnh sửa bài viết 1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về vấn đề tiết kiệm nước trong sinh hoạt và quan điểm của bản thân về vấn đề này chưa? - Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau: ……………………………………………………   2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính sau đây chưa: cách hiểu về tiết kiệm nước sinh hoạt, lí do vì sao phải tiết kiệm nước trong sinh hoạt, lí do vì sao phải tiết kiệm nước trong sinh hoạt và những cách thức có thể tiết kiệm nước trong sinh hoạt. - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau: ……………………………………………………   3. Phần kết bài đã chốt lại điều đáng nhớ và bài học từ việc tiết kiệm nước sinh hoạt chưa? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống dưới đây: …………………………………………………… 4. Bài viết đã có đủ 5 từ Hán Việt chưa? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân dưới những từ đó. - Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ Hán Việt vào vị trí nào. Sau đó, đánh dấu ở bên lề tương ứng với dòng có từ ấy và ghi rõ từ cần bổ sung vào chỗ trống sau: …………………………………………………… 5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?   Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh hoặc ghi vào chỗ trống sau: ……………………………………………………
Cho ngữ liệu sau: (1) Mặc dù nước chiếm ¾ diện tích Trái Đất nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số nước đó là nước có thể sử dụng được mà thôi. (2) Trên thực tế, việc khai thác nước quá mức và xả nước thải “vô tội vạ” ra môi trường đã làn cho kết cấu lớp vỏ Trái Đất – vốn chỉ cấu tạo từ những vật chất vụn như silicat và manti – trở nên xốp và yếu đi, dẫn đến hệ quả tất yếu về những tai nạn như hố sụt tử thần, nặng hơn là lở đất và thậm chí là động đất. (3) Thiếu nước, con người từng có ý định “kéo” nước từ vùng cực về để sử dụng. Ước tính, chi phí để kéo 100 triệu tấn băng đá về Méc-ca sẽ rơi vào khoảng 100 triệu đô la Mỹ (khoảng 2100 tỉ đồng Việt Nam theo tỉ giá hiện tại) và chuyến đi sẽ mất tầm tám tháng. (4) Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 15 giây trên thế giới lại có một trường hợp tử vong ở trẻ em do các bệnh liên quan đến thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh. (5) Mỗi ngày trên thế giới có tới 4000 trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh không bảo đảm. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới cần được cung cấp nước sạch và những điều kiện vệ sinh tối thiểu với chi phí lên tới chục đô la Mỹ. (6) Vào thời điểm này, ước tính trung bình có khoảng 40% dân số trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, đặc biệt là khu vực châu Phi. (7) Dự đoán, Trái Đất sẽ “chết khát” vào năm 2030. (Dựa theo Những sự thật khiến bạn thay đổi cách nghĩ về việc sử dụng nước, khoa học.tv) a) Trong ngữ liệu trên, đâu là lí lẽ, đâu là bằng chứng?
Tìm và nêu cách sửa các lỗi sai trong đoạn văn sau: “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, em ấn tượng nhất với đoạn thơ: “Chú bé loắt choắt … Nhảy trên đường vàng”. Ở đoạn thơ này, tác giả đã tập trung tả tính cách của chú bé Lượm qua trang phục, hình dáng, cử chỉ, hành động và lời nói. Có thể nói, nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của đoạn thơ là việc sử dụng các từ ghép “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”. Những từ ghép này cho thấy sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp nhân hóa: “Như cn chim chích / Nhảy trên đường vàng”. Biện pháp tu từ này đã diễn tả được sự nhanh nhẹn, hoạt bát của người liên lạc nhỏ. Qua đó, tác giả thể hiện sự yêu mến, thích thú của mình trước vẻ hồn nhiên, yêu đời của Lượm và giúp cho hình ảnh ấy in đậm mãi trong lòng người đọc bao thế hệ đã qua”. Những chỗ sai Cách sửa - Ví dụ: “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì chống thực dân Pháp. (Sai về đề tài của bài thơ)   - …………………………………….   - ……………………………………. - “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người thiếu niên dũng cảm trong thời kì chống thực dân Pháp. (Thay đề tài “người lính” thành “người thiếu niên dũng cảm) - …………………………………….   - …………………………………….
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa đoạn văn của mình theo hướng dẫn sau: Câu hỏi đánh giá Gợi ý chỉnh sửa bài viết 1. Phần mở đoạn đã giới thiệu khổ thơ mà em yêu thích nhất chưa? - Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, viết thêm vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… 2. Phần thân đoạn đã chỉ rõ các nội dung sau hay chưa? (1) Khổ thơ đó kể về ai / cái gì? (2) Nhân vật đó được miêu tả qua những yếu tố nào? (3) Cách kể và miêu tả của tác giả có gì đặc sắc? (4) Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì về nhân vật ấy? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân và đánh dấu các ý đó (các ý được đánh dấu như ở cột trái). - Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây. ……………………………………………………   3. Phần kết đọan đã nêu khái quát cảm nghĩ của bản thân về khổ thơ chưa? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau. …………………………………………………… 4. Đoạn văn có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?   Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh bài viết hoặc vào chỗ trống sau: …………………………………………………… 5. Bài văn có đã sử dụng biện háp tu từ hoán dụ không? - Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân biện pháp hoán dụ. - Nếu không, hãy viết bổ sung một câu văn, trong đó có sử dụng biện pháp hoán dụ vào chỗ trống sau: …………………………………………………….
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sau đây: Họp báo “chim họa mi” Chiều nay “Toà soạn” họpỞ nhà bạn Thuý GiangChủ nhà đã sẵn sàngNgả ra con lợn béoĐầu tiên “nhà thơ” LộTóc đỏ như râu tômChưa bước vào đến cửaĐã đọc thơ ồm ồmRồi đến “hoạ sĩ” LậpTai gài chiếc bút lôngTay cầm quả bóng nhựaVừa đi vừa tung tungCuối cùng, “nhà báo” TĩnhĐánh một chiếc quần đùiAnh chàng vừa đi hôiTay còn tanh mùi cáMấy “nhà” ngồi xuống đấtBàn ra báo ngày mai“Nhà thơ” thì nói ngắn“Nhà báo” thì nói dàiChưa bàn xong công việcChủ nhà đã bưng lênToàn là chả với nem:Những khoanh khoai lang luộc!                                                1969(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999) a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Bài thơ kể về việc gì? - Yếu tố biểu cảm trong bài thơ được tác giả sử dụng nhằm mục đích gì? - Trong bài thơ, em thích khổ thơ nào nhất? Khổ thơ đó kể về ai? - Trong khổ thơ em thích nhất, yếu tố miêu tả có được ra không? Nếu có, yếu tố đó có tác dụng gì? - Trong khổ thơ em thích nhất, tác giả đã thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì? - Khổ thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc gì?
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sau đây: Chuyện cổ tích về loài người Trời sinh ra trước nhấtChỉ toàn là trẻ conTrên trái đất trụi trầnKhông dáng cây ngọn cỏMặt trời cũng chưa cóChỉ toàn là bóng đêmKhông khí chỉ màu đenChưa có màu sắc khácMắt trẻ con sáng lắmNhưng chưa thấy gì đâu!Mặt trời mới nhô caoCho trẻ con nhìn rõMàu xanh bắt đầu cỏMàu xanh bắt đầu câyCây cao bằng gang tayLá cỏ bằng sợi tócCái hoa bằng cái cúcMàu đỏ làm ra hoaChim bấy giờ sinh raCho trẻ nghe tiếng hótTiếng hót trong bằng nướcTiếng hót cao bằng mâyNhững làn gió thơ ngâyTruyền âm thanh đi khắpMuốn trẻ con được tắmSông bắt đầu làm sôngSông cần đến mênh môngBiển có từ thuở đóBiển thì cho ý nghĩBiển sinh cá sinh tômBiển sinh những cánh buồmCho trẻ con đi khắpĐám mây cho bóng rợpTrời nắng mây theo cheKhi trẻ con tập điĐường có từ ngày đóNhưng còn cần cho trẻTình yêu và lời ruCho nên mẹ sinh raĐể bế bồng chăm sócMẹ mang về tiếng hátTừ cái bống cái bangTừ cái hoa rất thơmTừ cánh cò rất trắngTừ vị gừng rất đắngTừ vết lấm chưa khôTừ đầu nguồn cơn mưaTừ bãi sông cát vắng...Biết trẻ con khao khátChuyện ngày xưa, ngày sauKhông hiểu là từ đâuMà bà về ở đóKể cho bao chuyện cổChuyện con cóc, nàng tiênChuyện cô Tấm ở hiềnThằng Lý Thông ở ác...Mái tóc bà thì bạcCon mắt bà thì vuiBà kể đến suốt đờiCũng không sao hết chuyệnMuốn cho trẻ hiểu biếtThế là bố sinh raBố bảo cho biết ngoanBố dạy cho biết nghĩRộng lắm là mặt bểDài là con đường điNúi thì xanh và xaHình tròn là trái đất...Chữ bắt đầu có trướcRồi có ghế có bànRồi có lớp có trườngVà sinh ra thầy giáo...Cái bảng bằng cái chiếuCục phấn từ đá raThầy viết chữ thật to“Chuyện loài người” trước nhất (Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1982) a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Bài thơ kể về điều gì? - Trong bài thơ, những yếu tố miêu tả xuất hiện khi nào và được dùng để làm gì? - Em thích đoạn thơ nào nhất? Đoạn thơ đó kể về sự ra đời / xuất hiện của ai / cái gì? - Trong đoạn thơ em thích, tác giả có đưa vào yếu tố miêu tả không? Nếu có, yếu tố miêu tả đó có tác dụng gì? - Trong đoạn thơ em thích nhất, tác giả đã thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì? - Đoạn thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc gì?
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa đoạn văn của mình theo hướng dẫn sau: Câu hỏi đánh giá Gợi ý chỉnh sửa bài viết 1. Phần mở đoạn đã nêu tên bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của em về bài thơ chưa? - Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… 2. Phần thân đoạn đã thể hiện được các nội dung sau chưa? - Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. - Nêu các lí do khiến em yêu thích (Ví dụ: Nội dung bài thơ gợi cho em những cảm xúc, tình cảm,… Hoặc về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần phù hợp;…) - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây. ……………………………………………………   3. Phần kết đọan đã khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về bài thơ chưa? (Ví dụ: Bài thơ mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc về…; cách kể chuyện bằng thơ đơn giản mà gây xúc động. - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… 4. Bài viết đã sử dụng biện háp tu từ hoán dụ chưa? - Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân dưới biện pháp đó. - Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên thêm vào vị trí nào rồi ghi lại câu văn bổ sung vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… 5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?   Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa vào chỗ trống sau: ……………………………………………………