Đăng nhập
Đăng ký
8090 lượt thi 35 câu hỏi 35 phút
Câu 1:
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là:
A. Na.
B. K.
C. Mg.
D. Ca.
Câu 2:
Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 2A) 1,0 lít dung dịch X chứa đồng thời M(NO3)2 0,1M (M là kim loại) và KCl 0,04M trong thời gian 3860 giây, thu được 0,672 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc), đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm 2,9 gam. Nếu thời gian điện phân là 4825 giây thì khối lượng dung dịch giảm bao nhiêu gam?
A. 3,625.
B. 4,70.
C. 5,10.
D. 3,08.
Câu 3:
Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3–, Cl–, SO42–. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3.
B. H2SO4.
C. NaHCO3.
D. HCl.
Câu 4:
Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05.
B. 2,70.
C. 1,35.
D. 5,40.
Câu 5:
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
Câu 6:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 7:
Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và x mol KCl bằng dòng điện có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,025 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68 lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thời gian đã điện phân là
A. 3860 giây.
B. 5790 giây.
C. 4825 giây.
D. 2895 giây.
Câu 8:
Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. Na+, Br-, SO42-, Mg2+.
B. Zn2+, S2-, Fe2+, NO3-.
C. NH4+, SO42-, Ba2+, Cl-.
D. Al3+, Cl-, Ag+, PO43-.
Câu 9:
Phương trình ion rút gọn không đúng là
A. H+ + HSO3- →H2O + SO2
B. Fe2+ + SO42- →FeSO4.
C. Mg2+ + CO32- →MgCO3.
D. NH4+ + OH- →NH3 + H2O
Câu 10:
Chất nào sao đây là chất điện ly mạnh?
A. SO3
B. H2SO3
C. HCl
D. C2H5OH
Câu 11:
Điện phân 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M với dòng điện một chiều I=2,5A trong thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch giảm 1,875 gam. Giá trị của t là?
A. 1982,88
B. 1158,00
C. 1246,32
D. Đáp án khác
Câu 12:
Khi cô cạn dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; x mol Cl- và y mol SO42- thu được 23,7 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,1 và 0,15.
B. 0,05 và 0,175.
C. 0,3 và 0,05.
D. 0,2 và 0,1.
Câu 13:
Dung dịch X gồm Mg2+; NH4+; SO42-; Cl-. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Thêm NaOH dư vào phần 1 đun nóng được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 4,66 gam kết tủa. Khối lượng các chất tan trong X là
A. 2,7 gam.
B. 6,11 gam.
C. 3,055 gam.
D. 5,4 gam.
Câu 14:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là.
A. 2,80 gam
B. 4,20 gam
C. 3,36 gam
D. 5,04 gam
Câu 15:
Chọn đáp án trả lời sai
A. Dung dịch pH = 7 : trung tính
B. Dung dịch pH < 7 làm quì tím hóa đỏ.
C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
D. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng.
Câu 16:
Tiến hành điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 0,6M và NaCl 0,4M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp (với cường độ dòng điện không đổi I = 5A), đến khi dung dịch giảm 8,1 gam thì dừng điện phân. Nếu ta tiếp tục điện phân, sau thời gian t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 4,032 lít (đktc). Giá trị của t là
A. 8492.
B. 7334.
C. 7720.
D. 8106.
Câu 17:
Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh
A. NaClO4, HCl, NaOH
B. HF, C6H6, KCl.
C. H2S, H2SO4, NaOH
D. H2S, CaSO4, NaHCO3.
Câu 18:
Điện phân 200ml dung dịch X chứa Cu(NO3) 1M trong thời gian 5790 giây với cường độ dòng điện một chiều I = 2,5 A. Ngắt dòng điện rồi cho ngay 200 ml dung dịch HNO3 0,5M vào bình điện phân, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của V?
A. 0,28
B. 0,56
C. 1,40
D. 1,12
Câu 19:
Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. CH3COOH.
B. C2H5OH.
C. H2O.
D. NaCl
Câu 20:
Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. 5H2SO4 đặc + 4Mg → 4MgSO4 + H2S + 4H2O.
C. K2S + 2HCl → 2KCl + H2S.
D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
Câu 21:
Cho dung dịch X chứa các ion: H+, Ba2+, NO3- vào dung dịch Y chứa các ion: Na+, SO32-, SO42-, S2-. Số phản ứng xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22:
Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,05.
B. 0,075.
C. 0.1.
D. 0,15.
Câu 23:
Cho 160 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 160 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là
A. 12,36g.
B. 13,92g.
C. 13,22g.
D. 13,52g.
Câu 24:
Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ mol 0,1M và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?
A. [H+] của HNO3< [H+] của HNO2.
B. [H+] của HNO3> [H+] của HNO2.
C. [H+] của HNO3 = [H+] của HNO2.
D. [NO3-] của HNO3< [NO2-] của HNO2.
Câu 25:
Một dung dịch có [OH-] = 4,2.10-3, đánh giá nào dưới đây là đúng?
A. pH = 3.
B. pH = 4.
C. pH < 3
D. pH > 4
Câu 26:
Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là:
A. 0,12.
B. 1,6.
C. 1,78.
D. 0,8.
Câu 27:
X là dung dịch HCl nồng độ x mol/lít. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/lít. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch X vào 100ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Y vào 100ml dung dịch X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng
A. 11 : 4.
B. 11 : 7.
C. 7 : 5.
D. 7 : 3.
Câu 28:
Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và a là
A. OH- và 0,4.
B. NO3- và 0,4.
C. OH- và 0,2.
D. NO3- và 0,2.
Câu 29:
Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
Câu 30:
Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,1M có:
A. pH = 1.
B. pH > 1.
C. pH < 1.
D. [H+] > 0,2M
Câu 31:
(1) NaHS + NaOH →
(2) Ba(HS)2 + KOH →
(3) Na2S + HCl →
(4) CuSO4 + Na2S →
(5) FeS + HCl →
(6) NH4HS + NaOH →
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (6).
D. (1), (6).
Câu 32:
Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. NaOH dư.
B. AgNO3.
C. Na2SO4.
Câu 33:
Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là:
A. 50 ml.
B. 100 ml.
C. 150 ml.
D. 200 ml.
Câu 34:
Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.
B. HClO3.
C. C6H12O6 (glucozơ).
D. Ba(OH)2.
Câu 35:
Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
1618 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com