576 Bài tập Quy luật di truyền (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P12)

  • 11209 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuât hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen

Xem đáp án

Đáp án B

Mỗi gen quy định một tính trạng.

Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau.

Tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX).

=> gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X mà không có trên Y.

Còn nếu:

A. sai. Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân) à con sinh ra 100% giống mẹ.

C  sai. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tưorng ứng trên X à chỉ có giới XY mới biểu hiện tính trạng.

D. sai. Trên nhiễm sắc thể thường à  thì kết quả phép lai thuận và nghịch như nhau.


Câu 2:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm l0 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1 , cho các cây F1  tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án B

B à đúng

Theo giả thuyết: chiều cao (h) do 2 gen không alen (A, a; B, b) tác động cộng gộp.

Mỗi alen trội A hoặc B à h tăng 10 cm

à hmin =  aabb = 100 cm

à  hmax = AABB = 140 cm

P: AABB (cao nhất) aabb (thấp nhất) à F1 : 100% AaBb

F1 X F1 : AaBb x AaBb à F2: tỷ lệ cây 120 cm (2 alen trội - 2alen lặn)

= (1 /2)2 . (1/2)2. C42 = 37,5%


Câu 3:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng năm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy đinh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết nêu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;

B quy định hoa đỏ >> b quy định hoa trắng.

Vì giả thiết cho 2 gen trên 1 cặp NST thường

P: (A-, bb)(1)     x     (aa, bb) à  F1: 7A-bb : laabb (suy ra từ giao tử).

à  G: 7/8Ab : l/8ab     1ab (cánh tím thành phần kiểu gen của (1) = x Ab/Ab : y Ab/ab

à ab = y/2  mà ab = 1/8 à y= 1/4 => (1): 3/4 Ab/Ab : 1/4 Ab/ab)

Vậy nếu 1 x 1: ...không cần có kiểu gen A-bb....                     

G: (7/8Ab : l/8ab) (7/8Ạb : l/8ab)

F1 : A-bb = 1 - aabb = 63/64.


Câu 4:

Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa x Aaaa cho đời con có tỷ lệ phân ly kiểu hình là:

Xem đáp án

Đáp án C

Giả thuyết: cây 4n à giảm phân cho giao tử 2n

             ( 4 alen của 1 gen à giao tử: 2 alen của 1 gen)

  P:                   AAaa    x            Aaaa

  G: (1AA : 4Aa : 1aa)(1Aa : 1aa)

  (5T : 1L)(1T : 1L) ( Chuyển về giao tử trội, lặn để tổ hợp xác định tỷ lệ kiểu hình nhanh đơn giản)

  F1 : 11T : 1L = (11 đỏ : 1 vàng) ( Chỉ có giao tử lặn bố kết hợp với giao tử lặn mẹ mới sinh kiểu hình lặn; còn lai là sinh ra kiểu hình trội cả)

* Chú ý: Một số kiểu kết luậnđúng, sai.

  P1: AAaa   x   aaaa

  G: (5T : 1L)(1L) = F1 : 5T : 1L

  Có thể kết luận sau: 5/6 cây ở F1 hoa đỏ à đúng

  Mỗi cây F1 có 5/6 số quả đỏ : 1/6 số quả vàng à sai

  P2: AAaa X Aaaa à F1: (5T : 1L)(1T : 1L) = 11T : 1L

  Có kiểu kết luận: 11/12 cây đỏ à đúng

  P3: AAaa X Aaaa à F1: (5T : 1L)(5T : 1L) = 35T : 1L

  Có kiểu kết luận: 1/36 cây vàng à đúng

  P4: Aaaa X aaaa à F1: các kiểu kết luận đúng

  Kiểu hình = 2 [(1T : 1L)(1L) = 1T : 1L

  Số kiểu gen = 2 kiểu gen = 1:1

          Kiểu hình: 1/2 cây vàng.


Câu 5:

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

Một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn

  Phép lai 4 cặp gen/ 4 cặp NST (phân ly độc lập)

  P: AaBbDdHh X AaBbDdHh

  ó (Aa X Aa) (Bb X Bb) (Dd X Dd) (Hh X Hh)

* Cách 1: Vì 4 phép lai đơn giống nhau nên kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: T1T2T3L4. = (3/4)3.(1/4)1.= 27/64

* Cách 2: Kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn

  = T1T2T3L4  + T1T2L3T4 + T1L2T3T4 + L1T2T3T4

  = 3/4.3/4.3/4.1/4 + 3/4.3/4.1/4.3/4 + 3/4.1/4.3/4.3/4 + 1/4.3/4.3/4.3/4 = 27/64 ( Cách này áp dụng cho mọi trường hợp )


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Linh Ryes

Bình luận


Bình luận