Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
2144 lượt thi 9 câu hỏi
Câu 1:
Trình bày quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song.
Câu 2:
Trình bày quy tắc hợp hai lực song song trái chiều.
Câu 3:
Một chiếc thước có khối lượng không đáng kể dài 1,2m đặt trên một điểm tựa O như hình vẽ 77. Người ta móc ở hai đầu A và B của thước hai quả cân có khối lượng lần lượt là m1 = 500g và m2 =600g thì thấy thước cân bằng và nằm ngang.
a) Tính các khoảng cách OA và OB.
b) Nếu móc thêm vào đầu A một quả cân có khối lượng m3 = 400g thì phải dịch điểm tựa O đến vị trí O’ để thanh cân bằng và nằm ngang. Tính OO’.
Câu 4:
Một người gánh hai thúng bằng đòn gánh dài 1,35m, đầu A treo thúng gạo nặng 25kg, đầu B treo thúng ngô nặng 20kg. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào và chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
Câu 5:
Xác định hợp lực của hai lực song song , đặt tại A và B biết F1 = 3N, F2 = 9N, AB = 8cm. Xét trường hợp hai lực:
a) Cùng chiều.
b) Ngược chiều.
Câu 6:
Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất như hình 78
Câu 7:
Cho hệ thống như hình 79. Thanh AC đồng chất có trọng lượng 3N, đầu A treo vật có trọng lượng 4N.
a) Tìm trọng lượng phải treo tại B để cho hệ cân bằng.
b) Nếu treo vào đầu C một vật có khối lượng m thì m phải bằng bao nhiêu để thanh cân bằng.
Câu 8:
Thanh đồng chất AB = 1,6m, trọng lượng P = 5N. Người ta treo các trọng vật P1 = 15N, P2 = 25N lần lượt tại A, B và đặt giá đỡ tại O để thanh cân bằng. Tính OA
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com