Các dạng bài tập nâng cao về số nguyên tố cực hay, có lời giải

  • 2039 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 25 phút

Câu 1:

Chứng minh rằng các số sau đây là hợp số:

a) 27+311+513+717+1119

Xem đáp án

a) Ta có: 27+311+513+717+1119

Theo quy ước ta có:

27 có chữ số tận cùng là 8

311 có chữ số tận cùng là 7

513 luôn có chữ số tận cùng là 5

717 có chữ số tận cùng là 7

1119 luôn có chữ số tận cùng là 1

Ta có: 27+311+513+717+1119 có chữ số tận cùng là 8

Suy ra 27+311+513+717+1119 chia hết cho 2.

Vậy, đây là hợp số.


Câu 2:

Chứng minh rằng các số sau đây là hợp số:

b) 1+2123+23124+25125

Xem đáp án

b) Ta có :1+2123+23124+25125

2123 có chữ số tận cùng là 1

23124 có chữ số tận cùng là 1 ( các số có chữ số tận cùng là 3 khi nâng lên lũy thừa bậc 4n (n là số tự nhiên) thì có chữ số tận cùng là 1. Số đã cho có số mũ là 124 = 4.31)

25125 luôn có chữ số tận cùng là 5

Nên 1+2123+23124+25125 có chữ số tận cùng là 8

suy ra 1+2123+23124+25125 chia hết cho 2.

vậy, đây là hợp số.


Câu 3:

Chứng minh rằng nếu ba số a, a+k, a+2k đều là các số nguyên tố lớn hơn 3, thì k chia hết cho 6

Xem đáp án

Do a, a + k, a + 2k đều là nguyên tố lớn hơn 3 nên đều là số lẻ và không chia hết cho 3.

• Vì a và a + k cùng lẻ nên a + k - a = k ⋮ 2. (1)

• Vì a, a + k, a + 2k đều không chia hết cho 3 nên khi chia cho 3 ít nhất hai số có cùng số dư, khi đó:

   + Nếu a và a + k có cùng số dư, thì suy ra: (a+k) - a = k ⋮ 3

   + Nếu a + k và a + 2k có cùng số dư, thì suy ra: (a+2k )- (a+k)= k ⋮ 3

   + Nếu a và a + 2k có cùng số dư, thì suy ra:

( a + 2k ) - a = 2k 3 nhưng (2,3) = 1 nên k 3

Vậy, ta luôn có k chia hết cho 3 (2)

Từ (1),(2) và do (2,3)=1 ta suy ra k ⋮ 6, đpcm.

Nhận xét: Trong lời giải trên, ta đã định hướng được rằng để chứng minh k ⋮ 6 thì cần chứng minh k ⋮ 2 và k ⋮ 3 và ở đó:

• Việc chứng minh k ⋮ 2 được đánh giá thông qua nhận định a, a + k,a + 2k đều là nguyên tố lẻ hơn kém nhau k đơn vị.

• Việc chứng minh k ⋮ 3 được đánh giá thông qua nhận định “ba số lẻ không chia hết cho 3 thì có ít nhất hai số có cùng số dư” và như vậy hiệu của hai số đó sẽ chia hết cho 3.


Câu 4:

Ta biết rằng có 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100. Tổng của 25 số nguyên tố đó là số chẵn hay lẻ?

Xem đáp án

Ta thấy trong 25 số nguyên tố có 1 số chẵn còn lại là 24 số lẻ. Tổng của 24 số lẻ là một số chẵn nên tổng của 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100 là số chẵn.


Câu 5:

Tổng của ba số nguyên tố bằng 1012. Tìm số nhỏ nhất trong ba số nguyên tố đó.

Xem đáp án

Vì tổng của 3 số nguyên tố bằng 1012, nên trong 3 số nguyên tố đó tồn tại một số nguyên tố chẵn. Mà số nguyên tố chẵn duy nhất là 2 và là số nguyên tố nhỏ nhất. Vậy số nguyên tố nhỏ nhất trong 3 số nguyên tố đó là 2


Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

P

3 năm trước

Phạm Anh Thư

Bình luận


Bình luận