Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
47 lượt thi 15 câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm chung cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất là
A. [Ne]3d1÷104s1÷2. B. [Ar]3d1÷104s1÷2.
C. [Ar] 3d1÷104s2. D. [Ar] 3d104s1÷2.
Câu 2:
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố chromium là
A. [Ar]3d44s2. B. [Ar]4d55s1.
C. [Ar]3d54s1. D. [Kr]3d54s1.
Câu 3:
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố copper là
A. [Ar]3d104s1. B. [Ar]3d94s2.
C. [Ne]3d94s2. D. [Kr]3d104s1.
Câu 4:
Các nguyên tố kim loại chuyển tiếp không cùng dãy thứ nhất là
A. Sc, Ni, Ti. B. Fe, Mn, Co. C. Cr, Cu, V. D. Ni, Cu, Ag.
Câu 5:
Cấu hình electron của các ion Cr3+, Co3+, Fe3+ lần lượt là
A. [Ar]3d3, [Ar]3d6, [Ar]3d5.
B. [Ar]3d3, [Ar]3d5, [Ar]3d6.
C. [Ar]3d5, [Ar]3d6, [Ar]3d3.
D. [Ar]3d3, [Ar]3d7, [Ar]3d5.
Câu 6:
Dãy các đơn chất có nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ trái sang phải là
A. Fe, Cr, Co. B. V, Sc, Ti. C. Cr, Fe, Ni. D. Cu, Mn, Ni.
Câu 7:
Ở khoảng 20°C đến 25 °C, đơn chất có độ dẫn điện cao nhất là
A. V. B. Cr. C. Co. D. Cu.
Câu 8:
Trạng thái oxi hoá phổ biến của Fe và Mn tương ứng là
A. +2, +3 và +2, +4, +7.
B. +2, +3 và +2, +4, +6.
C. +2, +3 và +2, +6, +7.
D. +2, +6 và +2, +4, +7.
Câu 9:
Ở điều kiện thường, dãy các đơn chất kim loại có khối lượng riêng tăng dần từ trái sang phải là
A. Sc, Ti, Co, Ni.
B. V, Cr, Mn, Fe.
C. Sc, Ti, Co, Cu.
D. Sc, Ti, Ni, Cu.
Câu 10:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Sắt thuộc nhóm kim loại nặng và có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất.
B. Trong số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, chromium có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
C. Chromium có độ cứng cao nên được dùng mạ lên các thiết bị để chống mài mòn.
D. Các đơn chất kim loại có khối lượng riêng lớn sẽ có độ cứng cao.
Câu 11:
Dung dịch muối chromium(III) sulfate có lẫn copper(II) sulfate, sử dụng dung dịch nào sau đây có thể loại bỏ nguyên tố copper ra khỏi muối chromium(III) sulfate?
A. Dung dịch ammonia.
B. Dung dịch xút.
C. Dung dịch barium chloride.
D. Dung dịch soda.
Câu 12:
Trong thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. lon Fe2+ là chất bị oxi hóa.
B. H2SO4 là chất tạo môi trường phản ứng.
C. Ion MnO4- là chất bị khử.
D. Dung dịch muối Fe(II) có màu vàng nhạt.
Câu 13:
Tại sao đơn chất của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng lớn hơn đơn chất của các nguyên tố họ s cùng chu kì?
Câu 14:
Dung dịch X chứa hỗn hợp hai muối FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Nếu lấy 10,0 mL dung dịch X, chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,02 M thì hết 9,1 mL. Khi lấy 25,00 mL dung dịch X và thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, cân chất rắn còn lại được 1,2 g.
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Xác định nồng độ mol của các muối trong dung dịch X. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 15:
Hãy giải thích tại sao các nguyên tố từ Sc đến Mn đều có khả năng tạo ra các hợp chất với số oxi hoá cao nhất bằng số thứ tự của nhóm nhưng các nguyên tố từ Fe đến Ni lại không có khả năng đó và nguyên tố Cu còn có khả năng tạo ra hợp chất với số oxi hoá +2 phổ biến hơn +1.
9 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com