100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao (P6)

  • 21480 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Câu 1:

Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaOH. Nếu chỉ được phép sử dụng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch trên, có thể dùng dung dịch:

Xem đáp án

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 4 dung dịch trên:

-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Na2SO4

Ba(OH)2+ Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH

-Không có hiện tượng gì thì đó là NaOH

Đáp án B


Câu 2:

Cho các dung dịch: (NH4)2SO4, NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên chỉ có thể chỉ dùng 1 hóa chất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 5 dung dịch trên:

-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là Al(NO3)3

2Al(NO3)3+ 3Ba(OH)2→ 3Ba(NO3)2+ 2Al(OH)3

2Al(OH)3+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là Cu(NO3)2

Cu(NO3)2+ Ba(OH)2→ Ba(NO3)2+ Cu(OH)2

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu ngoài không khí thì đó là Fe(NO3)2

Fe(NO3)2+ Ba(OH)2→ Ba(NO3)2+ Fe(OH)2


Câu 3:

Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl3, CuCl2, ZnCl2?

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch NH3 dư lần lượt vào các dung dịch trên ta có:

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là AlCl3

AlCl3+ 3NH­3+ 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa nâu đỏ thì đó là FeCl3

FeCl3+ 3NH­3+ 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch xanh thẫm thì đó là CuCl2

CuCl2+ 2NH3+ 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Cu(OH)2+ 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch trong suốt thì đó là ZnCl2

ZnCl2+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Zn(OH)2+ 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2


Câu 4:

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: NH4­NO3, (NH4)2CO3, ZnCl2, BaCl2, FeCl2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch NaOH vào các dung dịch trên:

-Dung dịch nào làm xuất hiện chất khí có mùi khai thì đó là NH4NO3 và (NH4)2CO3

NaOH + NH4NO3 → NaNO3+ NH3+ H2O

2NaOH + (NH4)2CO3 → Na2CO3+ 2NH3+ 2H2O

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là ZnCl2

ZnCl2+ 2NaOH → Zn(OH)2 ↓ + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu ngoài không khí thì đó là FeCl2

FeCl2+ 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

-Dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là BaCl2

Lấy dung dịch BaCl2 vừa nhận được ở trên vào NH4NO3 và (NH4)2CO3:

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là (NH4)2CO3

(NH4)2CO3+ BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NH4Cl

-Dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là NH4NO3


Câu 5:

Cho 6 lọ mất nhãn chứa 6 dung dịch sau: NH4Cl, NaNO3, (NH4)2SO4, CuSO4, MgCl2, ZnCl2. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận ra cả 6 chất trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

 

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 6 dung dịch trên:

-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là ZnCl2

ZnCl2+ Ba(OH)2 → Zn(OH)2 ↓ + BaCl2

Zn(OH)2 + Ba(OH)2→ BaZnO2+ 2H2O

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là CuSO4

CuSO4+ Ba(OH)2→ BaSO4+ Cu(OH)2

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là MgCl2

MgCl2+ Ba(OH)2→ BaCl2+ Mg(OH)2

-Không có hiện tượng gì thì đó là NaNO3


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Hoàng Đăng

P

1 năm trước

Phạm Minh Hiền

Bình luận


Bình luận