Bài tập về tính oxi hóa - khử của Andehit - Xeton có giải chi tiết (P3)

  • 6352 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Trộn 3,36 gam anđehit đơn chức X với một lượng anđehit đơn chức Y (MX > MY) rồi thêm nước vào để được 0,1 lít dung dịch Z với tổng nồng độ các anđehit là 0,8M. Thêm từ từ dung dịch dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch Z rồi tiến hành đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

nandehit=0,08(mol); nAg=0,2(mol) nAgnandehit=2,5 

Do X và Y đều đơn chức => X hoặc Y là HCHO.

Vì MX > MY =>Y là HCHO

Gọi công thức của X là RCHO(amol) và nHCHO=b (mol) 

a+b=0,08 (1)

Lại có: nAg = 2nRCHO + 4nHCHO = 2a + 4b = 0,2(mol) (2)

Từ (1) (2) => a = 0,06(mol); b = 0,02(mol)

=> nX = 0,06(mol).

Mà mX = 3,36(g) MX = 56  X là C2H3CHO


Câu 2:

Hỗn hợp X gồm một anđehit no đơn chức và một anđehit no hai chức đều mạch hở. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,22 mol CO2. Vậy công thức của 2 anđehit là

Xem đáp án

Đáp án D

nandehit=0,1(mol); nAg=0,4(mol)  

 cả 2 anđehit đều phản ứng với AgNO3 theo tỉ lệ 1:4

X là HCHO; Y là OHC-R-CHO

Lại có:nCO2=0,22(mol) C¯=2,2 của anđehit = 2,2

 Y phải có lớn hơn 2 nguyên tử C trong phân tử

 Trong các đáp án chỉ có đáp án D thỏa mãn.


Câu 3:

Hỗn hợp A gồm 2 anđehit no đơn chức mạch hở Y, Z (MY < MZ ). Chia A thành 2 phần bằng nhau.

-    Phần 1. tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 64,8 gam Ag.

-    Phn 2. Oxi hóa hoàn toàn thành hỗn hợp axit B. Trung hòa C bằng 400ml dung dịch NaOH 1M (gấp đôi lượng cần để phản ứng) thu được dung dịch D. Cô cạn D, đốt cháy hoàn toàn chất rắn sinh ra thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức của Z

Xem đáp án

Đáp án A

Xét phần 2 ta có:

nNaOH = 0,4(mol) (gấp đôi lượng cần phản ứng)

nanđehit = naxit  = nNaoH phản ứng = 0,2 (mol)

Xét phần 1 ta có:  nAg=0,6(mol) nAgnandehit=3

Trong A có HCHOY là HCHO

Trong mỗi phn gọi

nHCHO =a(mol); nZ=b(mol) a+b=0,2(mol) (1)

Lại có:  nAg =4nHCHO+2nZ=4a+2b=0,6(mol)  (2).

Từ (1) và (2) suy ra a = b = 0,l(mol)

Quay trở lại phần 2 ta có khi cô cạn D ta thu được hỗn hợp gồm muối natri ca các axit hữu cơ và NaOH dư

Khi đốt cháy sẽ thu đươc sản phẩm là 0,3 mol CO2; Na2CO3 và H2O

Bảo toàn nguyên tố Na ta có:

nNa2CO3=12nNaOH=0,2(mol) 

Bảo toàn nguyên tố C ta có:

nHCHO+x.nZ=nCO2+nNa2CO3 (trong đó x là số nguyên tử C trong Z)

0,1+0,1x=0,3+0,2 x=0,4 

Vậy Z là C3H7CHO


Câu 4:

X là hỗn hợp hai anđehit đơn chức mạch hở. 0,04 mol X có khối lượng 1,98 gam tham gia phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. m gam X kết hợp vừa đủ với 0,35 gam H2. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

 nX=0,04(mol); nAg=0,1(mol) nAgnX=2,5>2

Vì X gồm 2 anđehit đơn chức

=> X có HCHO (a mol).

Gọi anđehit còn lại là RCHO (b mol)

 a+b=0,04nAg=4a+2b=0,1a=0,01b=0,03mRCHO=1,98-mHCHO=1,68MRCHO=56

=>anđehit còn lại là C2H3CHO

Trong m gam X gọi nHCHO = x(mol)

nC2H3CHO=3x(mol)nH2=nHCHO=+2nC2H3CHO=x+6x=7x=0,175(mol)x=0,025(mol)

Vậy m = 0,025.30 + 0,075.56 = 4,95(g)


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận